Header Ads

Bầu trời trong tuần từ 14/9 tới 20/9/2014

Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ thứ ba của tháng 9 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ được quan sát Tam giác mùa hè mặc dù tuần sau đã bước vào mùa thu, hai chòm sao Thiên Hạt và Cung Thủ ở khu vực trung tâm dải Ngân Hà đông đúc và Sao Mộc tỏa sáng cùng với trăng khuyết cuối tháng vào những buổi sớm trước bình minh.

Bầu trời trong tuần từ 31/8 tới 6/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 7/9 tới 13/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 14/9 tới 20/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 21/9 tới 27/9/2014

Bầu trời trong tuần từ 14/9 tới 20/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 14/9 tới 20/9/2014

Chủ Nhựt, 14/9/2014.
Hãy quan sát sao Chức Nữ (Vega) là ngôi sao sáng nhất chòm sao Thiên Cầm (Lyra) và cũng là ngôi sao sáng nhất Tam giác mùa hè, ngôi sao nầy nằm gần thiên đỉnh vào tối ngày 14/9. Hai ngôi sao còn lại của Tam giác mùa hè là sao Deneb thuộc chòm sao Thiên Nga (Cygnus) thì nằm về phía đông-đông-bắc so với sao Chức Nữ, trong khi sao Ngưu Lang (Altair) thuộc chòm sao Thiên Ưng (Aquila) thì nằm cao hơn và về phía đông nam so với sao Chức Nữ.

Thứ hai, 15/9/2014.
Nếu tối bữa nay trời đẹp thì bạn hãy quan sát chòm sao Cung Thủ (Sagittarius). Chòm sao này nằm ở hướng nam và nằm ở gần thiên đỉnh vào khoảng 8 giờ rưỡi tối rồi lặn dần ở hướng tây ngay sau nửa đêm. Những ngôi sao sáng trong chòm sao Cung Thủ tạo thành một nhóm sao có hình dạng đặc biệt và được gọi là nhóm sao Ấm trà (teapot asterism). Vùng trung tâm của dải Ngân Hà đi ngang qua chòm sao này vì vậy có rất nhiều thứ thú vị ở nơi đây để bạn khám phá qua kính thiên văn.

Nhóm sao Ấm trà thuộc chòm sao Cung Thủ thì nằm gần khu vực đông đúc của dải Ngân Hà và gần chòm sao Thiên Hạt (Scorpius). Hình ảnh : JohnDolby.
Nhóm sao Ấm trà thuộc chòm sao Cung Thủ thì nằm gần khu vực đông đúc của dải Ngân Hà và gần chòm sao Thiên Hạt (Scorpius). Hình ảnh : JohnDolby.

Thứ ba, 16/9/2014.
Trăng hạ huyền (trăng bán nguyệt cuối tháng) sẽ diễn ra vào lúc 10:05 tối ngày 15/9 giờ EDT (tức là 9:05 sáng 16/9 theo giờ Việt Nam). Tối bữa này trăng sẽ mọc trước nửa đêm vài phút rồi mọc cao dần ở hướng đông nam cho tới khi bình minh. Trong thời gian này thì Mặt Trăng sẽ nằm ở khu vực chòm sao Kim Ngưu (Taurus) và Lạp Hộ (Orion).

Trăng hạ huyền là trăng bán nguyệt vào nửa cuối tháng âm lịch, lúc nầy chỉ có phân nửa bên trái của Mặt Trăng là được nhìn thấy, ngược lại với trăng thượng huyền vào nửa đầu tháng âm lịch khi bạn có thể nhìn thấy nửa bên phải của Mặt Trăng. Hình ảnh : Jamie Cooper.
Trăng hạ huyền là trăng bán nguyệt vào nửa cuối tháng âm lịch, lúc nầy chỉ có phân nửa bên trái của Mặt Trăng là được nhìn thấy, ngược lại với trăng thượng huyền vào nửa đầu tháng âm lịch khi bạn có thể nhìn thấy nửa bên phải của Mặt Trăng. Hình ảnh : Jamie Cooper.

Thứ tư, 17/9/2014.
Hãy quan sát bầu trời hướng tây nam hôm nay ngay sau khi Mặt Trời vừa lặn, bạn sẽ thấy hai thiên thể màu cam nằm không quá cao trên bầu trời, một thiên thể màu cam nhấp nhấy thì là sao Antares của chòm sao Thiên Hạt (Lạp Hộ), còn thiên thể màu kia kia thì lại không nhấp nhấy và đó là hành tinh Sao Hỏa - hàng xóm với Trái Đất. Tại sao hành tinh Sao Hỏa lại không nhấp nhấy ánh sáng trong khi sao Antares lại có ? Bạn có thể tìm hiểu tại bài viết này. Một thiên thể khác nữa có ánh sáng màu vàng và cũng không nhấp nhấy, tạo thành một đường thẳng nối dài với hai thiên thể khi về hướng tây, đó là hành tinh Sao Thổ với độ sáng biểu kiến là 0,6 và nằm ở trung tâm của chòm sao Thiên Xứng (Libra), với độ sáng này thì Sao Thổ sáng hơn tất cả các ngôi sao của chòm sao Thiên Xứng.

Hai thiên thể màu cam là sao Antares của chòm sao Thiên Hạt (Scorpius) và Sao Hỏa cùng tạo thành một đường thẳng với  Sao Thổ đang nằm trong chòm sao Thiên Xứng (Libra).
Hai thiên thể màu cam là sao Antares của chòm sao Thiên Hạt (Scorpius) và Sao Hỏa cùng tạo thành một đường thẳng với  Sao Thổ đang nằm trong chòm sao Thiên Xứng (Libra). Hình mô phỏng bầu trời lúc 8 giờ tối ngày 17/9/2014 tại Thành phố Cần Thơ.

Thứ năm, 18/9/2014.
Ngôi sao biến quang Algol của chòm sao Anh Tiên (Perseus) sẽ đạt độ sáng tối thiểu vào lúc 2:06 sáng ngày 18/9 giờ EDT (tức là 1:06 trưa cùng ngày theo giờ Việt Nam). Ngôi sao này thay đổi độ sáng với chu kỳ mỗi 2,87 ngày, độ sáng biểu kiến cực đại là 2,1 trong khi độ sáng biểu kiến thấp nhất là 3,4. Bạn cũng có thể xem thêm về ngôi sao Algol tại bài viết này.

Thứ sáu, 19/9/2014.
Hãy thức dậy sớm trước bình minh sáng thứ bảy, 20/9 để quan sát Sao Mộc nằm gần Mặt Trăng cuối tháng ở bầu trời hướng đông. Cặp đôi thiên thể này mọc lên từ 3 giờ sáng và thống trị bầu trời phương đông cho tới khi Mặt Trời mọc. Lúc này Mặt Trăng chỉ nhận được 13% ánh sáng của Mặt Trời, nếu bạn quan sát ở điều kiện tốt, bạn sẽ có thể thấy được ánh đất (earthshine) của Mặt Trăng. Hãy hướng ống kính thiên văn về hành tinh Sao Mộc để quan sát đĩa của nó kéo dài 33".

Hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời - Sao Mộc sẽ tỏa sáng ở bầu trời hướng đông trước bình minh với độ sáng biểu kiến là -1,8 và ở khu vực chòm sao Cự Giải (Cancer). Hình ảnh : Astronomy.com/Roen Kelly.
Hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời - Sao Mộc sẽ tỏa sáng ở bầu trời hướng đông trước bình minh với độ sáng biểu kiến là -1,8 và ở khu vực chòm sao Cự Giải (Cancer). Hình ảnh : Astronomy.com/Roen Kelly.

Thứ bảy, 20/9/2014.
Tối ngày 20/9 là còn vài ngày nữa sẽ tới ngày Thu phân, nhưng Tam giác mùa hè - đặc trưng của bầu trời đêm mùa hè vẫn còn nổi bật trên bầu trời đêm. Hãy quan sát cao về bầu trời hướng tây, bạn sẽ không thể rời mắt khỏi ánh sáng của ngôi sao Chức Nữ (Vega) thuộc chòm sao Thiên Cầm (Lyra), ngôi sao này tỏa sáng với cấp sao biểu kiến là 0,0, nó cũng là ngôi sao sáng nhất của Tam giác mùa hè. Ngôi sao sáng thứ nhì có độ sáng biểu kiến là 0,8, tên là Ngưu Lang (Altair) của chòm sao Thiên Ưng (Aquila), nó cách khoảng 35° về phía đông nam so với sao Chức Nữ. Còn ngôi sao sáng thứ ba của nhóm sao Tam giác mùa hè là ngôi sao Deneb thuộc chòm sao Thiên Nga (Cygnus), cách 25° về phía đông-đông-bắc so với sao Chức Nữ. Ngôi sao Deneb sẽ đi tới thiên đỉnh vào khoảng 10 giờ khuya.

Tam giác mùa hè với dải Ngân Hà vắt ngang qua cùng với chòm sao Thiên Hạt (Scorpius) và Cung Thủ (Sagittarius) trên núi Uludag, gần Bursa, nước Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả : Tunc Tezel.
Tam giác mùa hè với dải Ngân Hà vắt ngang qua cùng với chòm sao Thiên Hạt (Scorpius) và Cung Thủ (Sagittarius) trên núi Uludag, gần Bursa, nước Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả : Tunc Tezel.

Mặt Trăng sẽ đạt tới điểm xa Trái Đất nhất trong quỹ đạo tháng này của nó vào lúc 10:22 sáng ngày 20/9 giờ EDT (tức là 9:22 tối cùng ngày giờ Việt Nam), điểm này gọi là điểm cực viễn và điểm cực viễn tháng này sẽ cách Trái Đất chúng ta khoảng cách 405.845 km (252.180 dặm).

Anh Tuấn Nguyễn theo SkyAndTelescopeAstronomy