Header Ads

Bầu trời trong tuần từ 7/9 tới 13/9/2014

Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ thứ nhì của tháng 9 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ quan sát được Mặt Trăng vào đêm Tết Trung Thu, ngôi sao sáng Arcturus, hai thiên thể màu cam là Sao Hỏa cùng sao Antares cùng bầu trời mùa đông vào sáng sớm.

Bầu trời trong tuần từ 31/8 tới 6/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 7/9 tới 13/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 14/9 tới 20/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 21/9 tới 27/9/2014

Bầu trời trong tuần từ 7/9 tới 13/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 7/9 tới 13/9/2014

Chủ Nhựt, 7/9/2014.
Vào những buổi tối sắp tới trong tháng chín nầy. Mặt Trăng cuối tháng sẽ tối dần và cụm sao Thất Nữ sẽ mọc lên bầu trời hướng đông từ chiều tối cho tới nửa đêm rồi sẽ về bầu trời hướng nam khi bình minh sắp tới. Còn nếu bạn đang sống ở nam bán cầu, bạn sẽ thấy Mặt Trăng và cụm sao Thất Nữ ở bầu trời hướng bắc trước khi Mặt Trời mọc. Xem bài viết.

Nhìn về bầu trời hướng đông và ngước nhìn thẳng lên thiên đỉnh vào lúc 4 giờ sáng ngày 13 và 14/9.
Nhìn về bầu trời hướng đông và ngước nhìn thẳng lên thiên đỉnh vào lúc 4 giờ sáng ngày 13 và 14/9.

Thứ hai, 8/9/2014. Tết Trung Thu.
Mặt Trăng sẽ đạt cận điểm (là điểm gần với Trái Đất nhứt) trên quỹ đạo hiện thời vào lúc 10:30 sáng ngày nầy và trăng rằm sẽ diễn ra vào 8:38 sáng ngày 8/9, trăng rằm đạt cực điểm cách xa chúng ta 358.389 cây số (222.693 dặm). Trăng rằm sẽ nằm ở khu vực chòm sao Bảo Bình (Aquarius) và nằm về phía dưới bên phải của Hình vuông lớn của chòm sao Phi Mã (Pegasus). Xem bài viết.

Bầu trời hướng đông vào lúc 7 giờ tối ngày 8/9/2014. Mặt Trăng nằm bên trên Sao Hải Vương và cả hai đang nằm trong chòm sao Bảo Bình.
Bầu trời hướng đông vào lúc 7 giờ tối ngày 8/9/2014. Mặt Trăng nằm bên trên Sao Hải Vương và cả hai đang nằm trong chòm sao Bảo Bình, trăng rằm đạt cực điểm cách xa chúng ta 358.389 cây số (222.693 dặm).

Thứ ba, 9/9/2014.
Quan sát sao sáng Arcturus nằm cao trên bầu trời hướng tây khi màn đêm buông xuống. Đó là một ngôi sao màu cam khổng lồ cách chúng ta 37 năm ánh sáng. Nó nằm không xa lắm về bên trái so với nhóm sao Bắc Đẩu của chòm sao Đại Hùng (Ursa Major). Xem bài viết.

Bầu trời hướng tây bắc vào lúc 7 giờ tối ngày 9/9/2014. Nhóm sao Bắc Đẩu lúc nầy nằm thấp dưới đường chân trời, đuôi của nhóm sao nầy chỉ về hướng tây sẽ gặp ngôi sao màu cam Arcturus.
Bầu trời hướng tây bắc vào lúc 7 giờ tối ngày 9/9/2014. Nhóm sao Bắc Đẩu lúc nầy nằm thấp dưới đường chân trời, đuôi của nhóm sao nầy chỉ về hướng tây sẽ gặp ngôi sao màu cam Arcturus.

Cũng vào ngày nầy của 122 năm trước, tức là năm 1892, nhà thiên văn học người Mỹ Edward Emerson Barnard đã phát hiện ra vệ tinh Amalthea là vệ tinh thứ năm của Sao Mộc bằng phương pháp trực quan (từ mắt đến thấu kính).

Thứ tư, 10/9/2014.
Mặt Trăng vẫn còn rất sáng và nó mọc ở hướng đông sau hoàng hôn rồi sẽ ở gần Hình vuông của Phi Mã cho tới suốt đêm.

Thứ năm, 11/9/2014.
Đêm nay bạn sẽ được coi trước bầu trời mùa đông. Bạn hãy dậy sớm trước khi Mặt Trời mọc và bầu trời bạn thấy sẽ giống như bầu trời vào buổi tối của những đêm mùa đông. Chòm sao Lạp Hộ (Orion) mọc cao ở hướng đông nam trong khi chòm sao Song Tử (Gemini) thì ở bên trái của Lạp Hộ, ngôi sao sáng Thiên Lang (Sirius) của chòm sao Đại Khuyển (Canis Major) tỏa sáng bên trái dưới của chàng thợ săn Lạp Hộ và Sao Mộc thì tỏa sáng gần hai ngôi sao Castor và Pollux - tượng trưng là hai cái đầu của anh em sanh đôi Gemini. Và từ giờ cho tới tháng hai năm sau, Sao Mộc vẫn nằm ở đó. Xem bài viết.

Bầu trời hướng đông lúc 3 giờ rưỡi sáng ngày 11/9/2014. Những chòm sao và thiên thể quen thuộc của bầu trời mùa đông đã sẵn sàng cho bạn chiêm ngưỡng.
Bầu trời hướng đông lúc 3 giờ rưỡi sáng ngày 11/9/2014. Bạn hãy dậy sớm trước khi Mặt Trời mọc và bầu trời bạn thấy sẽ giống như bầu trời vào buổi tối của những đêm mùa đông, những chòm sao và thiên thể quen thuộc của bầu trời mùa đông đã sẵn sàng cho bạn chiêm ngưỡng.

Thứ sáu, 12/9/2014.
Hãy đi ra ngoài trời vào 10 giờ khuya rồi nhìn về hướng đông bắc để nhìn về chòm sao Thiên Hậu (Cassiopeia) có hình dạng chữ M (hay chữ W) rồi sử dụng ống dòm kéo về hướng đông khoảng 10° để tìm ra hai cụm sao NGC 869 và NGC 884 nổi tiếng. Hai cụm sao nầy thuộc chòm sao Anh Tiên (Perseus). Xem bài viết.

Hai cụm sao NGC 869 và NGC 884 cách chúng ta khoảng bẩy ngàn năm ánh sáng và nằm ở phía bắc chòm sao Anh Tiên. Tác giả : Kfir Simon.
Hai cụm sao NGC 869 và NGC 884 cách chúng ta khoảng bẩy ngàn năm ánh sáng và nằm ở phía bắc chòm sao Anh Tiên. Tác giả : Kfir Simon.

Thứ bẩy, 13/9/2014.
Sao Hỏa đi qua biên giới vô hình của chòm sao Thiên Cầm (Libra) và Thiên Hạt (Scorpius). Tối nay bạn có thể thấy Sao Hỏa trên bầu trời hướng tây với độ sáng biểu kiến là 0,7 và nó chỉ ở trời tây khoảng 2 tiếng sau khi Mặt Trời lặn. Sao Hỏa không nằm lâu trong chòm sao Thiên Hạt mà nó sẽ đi qua chòm sao Xà Phu (Ophiuchus) vào ngày 25/9 sắp tới. Xem bài viết.

Bầu trời hướng tây tây nam vào lúc 8 giờ tối ngày 13/9/2014. Sao Thổ nằm trong chòm sao Thiên Cầm (Libra) trong khi Sao Hỏa thì đang dần ra khỏi chòm sao nầy mà tiến tới chòm sao Thiên Hạt (Scorpius).
Bầu trời hướng tây tây nam vào lúc 8 giờ tối ngày 13/9/2014. Sao Thổ nằm trong chòm sao Thiên Cầm (Libra) trong khi Sao Hỏa thì đang dần ra khỏi chòm sao nầy mà tiến tới chòm sao Thiên Hạt (Scorpius).

Anh Tuấn Nguyễn dịch từ SkyandTelescopeAstronomy.com