Bầu trời trong tuần từ 2/11 tới 8/11/2014
Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ đầu tiên của tháng 11 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ quan sát được hành tinh Thủy vào bầu trời bình minh, hành tinh Hỏa trên bầu trời hoàng hôn, các thiên thể của bầu trời mùa đông và trăng rằm lần thứ nhì của mùa thu năm 2014.
Chủ nhật, 2/11/2014. Xem bài viết.
Nếu bạn sống ở Hoa Kỳ (không tính Hawaii và Arizona) và Canada thì nhớ hãy chỉnh đồng hồ của bạn lại trễ hơn một tiếng so với những ngày trước vì đã kết thúc quy ước giờ mùa hè. Quy ước này có tên tiếng Anh tại một số quốc gia là Daylight saving time có nghĩa là Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày, quy ước này được đặt ra vì mùa hè ở các nước ôn đới Mặt Trời mọc sớm hơn cả tiếng đồng hồ so với mùa đông, nên người ta sẽ phải chỉnh đồng hồ sớm hơn một tiếng nhằm dậy sớm, làm việc sớm và ngủ sớm hơn một tiếng để tận dụng ánh sáng ban ngày và ngủ sớm hơn một tiếng để tiết kiệm ánh sáng sưởi ấm, thắp sáng vào ban đêm. Quy ước này bắt đầu từ Chủ Nhật thứ hai của tháng ba và kết thúc vào Chủ Nhật đầu tiên của tháng mười một, như vậy nó kéo dài hơn 2/3 thời gian của năm. Vậy là từ ngày mai bạn đã có thể dậy trễ hơn một tiếng đồng hồ được rồi.
Chú ý là quy ước này chưa từng được áp dụng hay đã từng được áp dụng nhưng giờ không còn nữa ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á vì khu vực này nằm gần xích đạo nên độ chênh lệch thời gian của ngày trong các mùa là không lớn.
Thứ hai, 3/11/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Thủy đang ở thời điểm tốt để bạn quan sát nó. Hành tinh Thủy sẽ có độ sáng biểu kiến là -2,5 và mọc không cao quá so với chân trời hướng đông từ lúc 4:39 sáng 4/11, bạn hãy quan sát tại những nơi có thể thấy được chân trời hướng đông và nhanh chóng quan sát nó vì nó sẽ nhanh chóng biến mất bởi ánh sáng của Mặt Trời, tức là 5:34 sáng.
Thứ ba, 4/11/2014. Xem bài viết.
Từ nửa đêm 5/11, bạn có thể quan sát được các vệt sao băng của mưa sao băng Taurid. Đây là một cơn mưa sao băng nhỏ và không có gì nổi bật, dữ lắm nó chỉ có khoảng 10 vệt sao băng cho mỗi giờ, và vào đêm quan sát sao băng còn có sự xuất hiện của trăng sắp tròn nữa, cho nên nếu như bạn rảnh và muốn thức ngắm sao đêm này thì hãy quan sát vài vệt sao băng của nó, còn không thì đừng cố gắng xem mà bỏ giấc ngủ của mình. Mưa sao băng Taurid xuất phát từ một điểm trên bầu trời về phía bắc chòm sao Taurus (Con bò vàng), gần với vị trí của cụm sao Pleiades (M45), nó là tàn dư của sao chổi Encke (2P/Encke) khi sao chổi này đi qua quỹ đạo của Trái Đất và để lại những bụi khí.
Vì đây là một cơn mưa sao băng nhỏ và khó quan sát, cho nên nếu bạn muốn quan sát thì hãy lựa chọn địa điểm quan sát thật tối và không có mây, mưa. Lưu ý là vì có sự xuất hiện của Mặt Trăng cho nên số lượng sao băng của bạn quan sát được sẽ bị giảm bớt.
Thứ tư, 5/11/2014. Xem bài viết.
Bầu trời mùa đông đã tới rồi, điều này có nghĩa là bạn đã có thể quan sát được những thiên thể đặc trưng của mùa đông từ tối chứ không phải đợi tới sáng sớm như trước đây nữa, và điều này cũng có nghĩa là Tam giác mùa hè đã dần lặn ở chân trời hướng tây và nhường chỗ cho Lục giác mùa đông và Tam giác mùa đông lên ngôi tỏa sáng ở chân trời hướng đông. Nếu bạn vẫn còn lưu luyến Tam giác mùa hè thì hãy quan sát nó vào những buổi chiều tối ở bầu trời tây bắc rồi nó sẽ lặn đi vào khoảng 8 giờ tối.
Thứ năm, 6/11/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Hỏa vẫn ở vị trí quen thuộc của nó, nó sẽ tỏa sáng trên bầu trời chiều hướng tây nam ở khu vực nhóm sao Cái bình trà của chòm sao Sagittarius (Người bắn cung) với độ sáng biểu kiến là +0,9, nó sẽ lặn sau 8 giờ tối. Bạn hãy quan sát qua ống kính thiên văn để thấy được đĩa hành tinh dài 6" của nó.
Thứ sáu, 7/11/2014. Xem bài viết.
Mặt Trăng sẽ đạt pha trăm rằm vào 05:24 sáng ngày 7/11, đây là lần trăng tròn thứ nhì của mùa thu 2014. Khi trăng tròn, bạn sẽ quan sát được trọn vẹn bề mặt sáng của nó và độ lớn cũng như độ sáng của nó sẽ lớn hơn các pha trăng khác trong cùng một tháng âm lịch. Lúc này trăng sẽ cách chúng ta ba trăm bảy mươi lăm ngàn cây số. Tối ngày 7/11 bạn sẽ quan sát được nó trong chòm sao Taurus (Con bò vàng) từ 18:06 ở chân trời hướng đông rồi lên cao nhất trên bầu trời vào 00:20 và sẽ lặn ở chân trời hướng tây vào lúc 05:38.
Sau ngày 7/11 cho pha lần trăng mới tiếp theo, trăng sẽ khuyết dần và mọc trễ dần. Bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng sẽ di chuyển lệch đi 12° trên bầu trời so với ngày hôm trước và điều này làm cho nó mọc/lặn sớm hơn khoảng một tiếng đồng hồ so với ngày hôm trước. Cứ mỗi 29 ngày rưỡi thì Mặt Trăng sẽ di chuyển lại gần Mặt Trời và gọi đó là pha trăng mới (cuối/đầu tháng âm lịch), rồi từ từ nó sẽ mọc vào ban ngày và xuất hiện trên bầu trời chiều hướng tây trước ngày rằm hay còn gọi là pha trăng tròn, sau ngày rằm nó sẽ mọc lên từ buổi tối ở chân trời hướng đông và từ từ sẽ mọc trễ vào lúc gần sáng cho tới khi tới pha trăng mới.
Thứ bảy, 8/11/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Hỏa và cụm sao cầu M22 sẽ nằm thiệt gần nhau trên bầu trời chiều ngày 8/11, cả hai sẽ cách nhau cỡ 1 thiên độ, thời gian tốt nhất để quan sát tụi nó là vào 17:54 cao 40° so với chân trời hướng tây nam, chúng sẽ cho bạn quan sát khoảng 3 tiếng đồng hồ rồi sau 8 giờ tối bạn sẽ không thấy hai thiên thể này giao hội nữa vì hành tinh Hỏa đã lặn rồi.
Vào khoảnh khắc hai thiên thể nằm gần nhau như vậy, hành tinh Hỏa có độ sáng biểu kiến là +0,5 trong khi cụm sao cầu M22 có độ sáng biểu kiến là +5,1 và cả hai đều nằm trong chòm sao Sagittarius (Người bắn cung). Cụm sao cầu này cách Trái Đất 10.600 năm ánh sáng và trải rộng khoảng 100 năm ánh sáng - tức là 32' trên bầu trời, nó chứa gần một trăm ngàn ngôi sao và là một trong những cụm sao sáng nhất bầu trời. Bạn hãy sử dụng ống dòm hay ống kính thiên văn để quan sát được đĩa hành tinh dài 6" của hành tinh Hỏa và chi tiết hơn về cụm sao cầu M22.
Bầu trời trong tuần từ 2/11 tới 8/11/2014 |
Chủ nhật, 2/11/2014. Xem bài viết.
Nếu bạn sống ở Hoa Kỳ (không tính Hawaii và Arizona) và Canada thì nhớ hãy chỉnh đồng hồ của bạn lại trễ hơn một tiếng so với những ngày trước vì đã kết thúc quy ước giờ mùa hè. Quy ước này có tên tiếng Anh tại một số quốc gia là Daylight saving time có nghĩa là Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày, quy ước này được đặt ra vì mùa hè ở các nước ôn đới Mặt Trời mọc sớm hơn cả tiếng đồng hồ so với mùa đông, nên người ta sẽ phải chỉnh đồng hồ sớm hơn một tiếng nhằm dậy sớm, làm việc sớm và ngủ sớm hơn một tiếng để tận dụng ánh sáng ban ngày và ngủ sớm hơn một tiếng để tiết kiệm ánh sáng sưởi ấm, thắp sáng vào ban đêm. Quy ước này bắt đầu từ Chủ Nhật thứ hai của tháng ba và kết thúc vào Chủ Nhật đầu tiên của tháng mười một, như vậy nó kéo dài hơn 2/3 thời gian của năm. Vậy là từ ngày mai bạn đã có thể dậy trễ hơn một tiếng đồng hồ được rồi.
Chú ý là quy ước này chưa từng được áp dụng hay đã từng được áp dụng nhưng giờ không còn nữa ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á vì khu vực này nằm gần xích đạo nên độ chênh lệch thời gian của ngày trong các mùa là không lớn.
Thứ hai, 3/11/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Thủy đang ở thời điểm tốt để bạn quan sát nó. Hành tinh Thủy sẽ có độ sáng biểu kiến là -2,5 và mọc không cao quá so với chân trời hướng đông từ lúc 4:39 sáng 4/11, bạn hãy quan sát tại những nơi có thể thấy được chân trời hướng đông và nhanh chóng quan sát nó vì nó sẽ nhanh chóng biến mất bởi ánh sáng của Mặt Trời, tức là 5:34 sáng.
Bầu trời hướng đông lúc 5 giờ sáng ngày 4/11. Hành tinh Mộc tỏa sáng ở bầu trời đông từ 1h sáng tới khi bình minh đến và dưới đó là hành tinh Thủy mọc từ 5h sáng. |
Thứ ba, 4/11/2014. Xem bài viết.
Từ nửa đêm 5/11, bạn có thể quan sát được các vệt sao băng của mưa sao băng Taurid. Đây là một cơn mưa sao băng nhỏ và không có gì nổi bật, dữ lắm nó chỉ có khoảng 10 vệt sao băng cho mỗi giờ, và vào đêm quan sát sao băng còn có sự xuất hiện của trăng sắp tròn nữa, cho nên nếu như bạn rảnh và muốn thức ngắm sao đêm này thì hãy quan sát vài vệt sao băng của nó, còn không thì đừng cố gắng xem mà bỏ giấc ngủ của mình. Mưa sao băng Taurid xuất phát từ một điểm trên bầu trời về phía bắc chòm sao Taurus (Con bò vàng), gần với vị trí của cụm sao Pleiades (M45), nó là tàn dư của sao chổi Encke (2P/Encke) khi sao chổi này đi qua quỹ đạo của Trái Đất và để lại những bụi khí.
Bầu trời hướng đông lúc 9 giờ tối ngày 4/11. Chòm sao Taurus (Con bò vàng) đã mọc lên từ hướng đông, nếu bạn rảnh rỗi và muốn ngắm sao băng Taurid thì hãy quan sát ở hướng này vào sau nửa đêm. |
Vì đây là một cơn mưa sao băng nhỏ và khó quan sát, cho nên nếu bạn muốn quan sát thì hãy lựa chọn địa điểm quan sát thật tối và không có mây, mưa. Lưu ý là vì có sự xuất hiện của Mặt Trăng cho nên số lượng sao băng của bạn quan sát được sẽ bị giảm bớt.
Thứ tư, 5/11/2014. Xem bài viết.
Bầu trời mùa đông đã tới rồi, điều này có nghĩa là bạn đã có thể quan sát được những thiên thể đặc trưng của mùa đông từ tối chứ không phải đợi tới sáng sớm như trước đây nữa, và điều này cũng có nghĩa là Tam giác mùa hè đã dần lặn ở chân trời hướng tây và nhường chỗ cho Lục giác mùa đông và Tam giác mùa đông lên ngôi tỏa sáng ở chân trời hướng đông. Nếu bạn vẫn còn lưu luyến Tam giác mùa hè thì hãy quan sát nó vào những buổi chiều tối ở bầu trời tây bắc rồi nó sẽ lặn đi vào khoảng 8 giờ tối.
Bầu trời hướng tây bắc lúc 7 giờ tối ngày 5/11. Tam giác mùa hè đang tỏa sáng trên bầu trời hướng tây bắc và sẽ nhanh chóng lặn sau 8 giờ tối. |
Thứ năm, 6/11/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Hỏa vẫn ở vị trí quen thuộc của nó, nó sẽ tỏa sáng trên bầu trời chiều hướng tây nam ở khu vực nhóm sao Cái bình trà của chòm sao Sagittarius (Người bắn cung) với độ sáng biểu kiến là +0,9, nó sẽ lặn sau 8 giờ tối. Bạn hãy quan sát qua ống kính thiên văn để thấy được đĩa hành tinh dài 6" của nó.
Bầu trời hướng tây nam lúc 7 giờ tối ngày 6/11/2014. Hành tinh Hỏa ở ngay kế bên Nhóm sao Cái bình trà của chòm sao Sagittarius (Người bắng cung) và nó sẽ lặn từ sau 8 giờ tối. |
Thứ sáu, 7/11/2014. Xem bài viết.
Mặt Trăng sẽ đạt pha trăm rằm vào 05:24 sáng ngày 7/11, đây là lần trăng tròn thứ nhì của mùa thu 2014. Khi trăng tròn, bạn sẽ quan sát được trọn vẹn bề mặt sáng của nó và độ lớn cũng như độ sáng của nó sẽ lớn hơn các pha trăng khác trong cùng một tháng âm lịch. Lúc này trăng sẽ cách chúng ta ba trăm bảy mươi lăm ngàn cây số. Tối ngày 7/11 bạn sẽ quan sát được nó trong chòm sao Taurus (Con bò vàng) từ 18:06 ở chân trời hướng đông rồi lên cao nhất trên bầu trời vào 00:20 và sẽ lặn ở chân trời hướng tây vào lúc 05:38.
Bầu trời hướng đông lúc 7 giờ tối ngày 7/11/2014. Trăng rằm tỏa sáng cùng cụm sao Pleiades (M45) và ngôi sao màu đỏ cam Aldebaran trong chòm sao Taurus (Con bò vàng). |
Sau ngày 7/11 cho pha lần trăng mới tiếp theo, trăng sẽ khuyết dần và mọc trễ dần. Bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng sẽ di chuyển lệch đi 12° trên bầu trời so với ngày hôm trước và điều này làm cho nó mọc/lặn sớm hơn khoảng một tiếng đồng hồ so với ngày hôm trước. Cứ mỗi 29 ngày rưỡi thì Mặt Trăng sẽ di chuyển lại gần Mặt Trời và gọi đó là pha trăng mới (cuối/đầu tháng âm lịch), rồi từ từ nó sẽ mọc vào ban ngày và xuất hiện trên bầu trời chiều hướng tây trước ngày rằm hay còn gọi là pha trăng tròn, sau ngày rằm nó sẽ mọc lên từ buổi tối ở chân trời hướng đông và từ từ sẽ mọc trễ vào lúc gần sáng cho tới khi tới pha trăng mới.
Thứ bảy, 8/11/2014. Xem bài viết.
Hành tinh Hỏa và cụm sao cầu M22 sẽ nằm thiệt gần nhau trên bầu trời chiều ngày 8/11, cả hai sẽ cách nhau cỡ 1 thiên độ, thời gian tốt nhất để quan sát tụi nó là vào 17:54 cao 40° so với chân trời hướng tây nam, chúng sẽ cho bạn quan sát khoảng 3 tiếng đồng hồ rồi sau 8 giờ tối bạn sẽ không thấy hai thiên thể này giao hội nữa vì hành tinh Hỏa đã lặn rồi.
Bầu trời hướng đông lúc 6 giờ chiều ngày 8/11. Hành tinh Hỏa nằm rất gần cụm sao cầu M22 trong Nhóm sao Cái bình trà của chòm sao Sagittarius (Người bắng cung) và nó sẽ lặn từ sau 8 giờ tối. |
Vào khoảnh khắc hai thiên thể nằm gần nhau như vậy, hành tinh Hỏa có độ sáng biểu kiến là +0,5 trong khi cụm sao cầu M22 có độ sáng biểu kiến là +5,1 và cả hai đều nằm trong chòm sao Sagittarius (Người bắn cung). Cụm sao cầu này cách Trái Đất 10.600 năm ánh sáng và trải rộng khoảng 100 năm ánh sáng - tức là 32' trên bầu trời, nó chứa gần một trăm ngàn ngôi sao và là một trong những cụm sao sáng nhất bầu trời. Bạn hãy sử dụng ống dòm hay ống kính thiên văn để quan sát được đĩa hành tinh dài 6" của hành tinh Hỏa và chi tiết hơn về cụm sao cầu M22.
+Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ EarthSky và Astronomy.com