Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Bầu trời trong tuần từ 21/9 tới 27/9/2014

Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ thứ tư của tháng 9 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ được quan sát Sao Mộc cùng trăng lưỡi liềm cuối tháng, trong khi Sao Thổ thì tỏa sáng cùng trăng khuyết đầu tháng, tuần này cũng có ngày Thu phân, ngày và đêm sẽ dài bằng nhau trong ngày này.

Bầu trời trong tuần từ 31/8 tới 6/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 7/9 tới 13/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 14/9 tới 20/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 21/9 tới 27/9/2014

Bầu trời trong tuần từ 21/9 tới 27/9/2014
Bầu trời trong tuần từ 21/9 tới 27/9/2014

Chủ Nhật, 21/9/2014.
Hãy quan sát Sao Mộc gần trăng lưỡi liềm cuối tháng từ 3 giờ sáng mai, cặp đôi thiên thể này sẽ thống trị bầu trời phương đông cho tới khi Mặt Trời mọc. Trăng rạng sáng mai sẽ chỉ được chiếu sáng 13% bởi ánh sáng Mặt Trời và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ánh đất (earthshine) của Mặt Trăng khi quan sát ở điều kiện tốt. Hãy hướng ống kính lên Sao Mộc, bạn sẽ quan sát được đĩa của hành tinh này dài 33".

Sao Mộc - hành tinh khí khổng lồ lớn nhất hệ Mặt Trời sẽ xuất hiện trước bình minh và tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 1,8 trong khu vực chòm sao Cancer (Con Cua). Hình minh họa : Roen Kelly/Astronomy.com.
Sao Mộc - hành tinh khí khổng lồ lớn nhất hệ Mặt Trời sẽ xuất hiện trước bình minh và tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 1,8 trong khu vực chòm sao Cancer (Con Cua). Hình minh họa : Roen Kelly/Astronomy.com.

Nếu như tất cả diễn ra theo đúng tiến độ thì tàu MAVEN của NASA có nhiệm vụ thăm dò bầu khí quyển và các chất khí dễ bay hơi trên hành tinh Hỏa sẽ bay xung quanh quỹ đạo của hành tinh đỏ này vào ngày 21/9.

Thứ hai, 22/9/2014.
Mùa hè đã chấm dứt rồi và đã tới mùa thu. Ngày hôm nay là ngày thu phân và điểm thu phân sẽ diễn ra vào lúc 22:29 EDT ngày 22/9 (tức là 9:26 sáng ngày 23/9 theo giờ Việt Nam). Điều này đánh dấu Mặt Trời đi qua xích đạo trời và tiến về hướng nam. Mặt Trời của chúng ta sẽ mọc đúng hướng đông và lặn đúng hướng tây. Nếu như Trái Đất không có bầu khí quyển, không có mây che thì chúng ta sẽ nhận được ánh sáng của Mặt Trời đúng gần như chính xác 12 tiếng vào ban ngày và đúng gần như chính xác 12 tiếng ban đêm không có ánh Mặt Trời, nhưng vì hành tinh của chúng ta có bầu khí quyển thành ra ban ngày sẽ dài hơn 12 tiếng vài phút.

Hãy quay lưng về Mặt Trời khi nó mọc thấp từ chân trời hướng đông, bạn sẽ thấy một cái bóng thiệt dài. Hình : RoryG.

Thứ ba, 23/9/2014.
Arcturus là ngôi sao sáng ở trời tây khi màn đêm buông xuống. Nó là một ngôi sao màu cam khổng lồ trong chòm sao Boötes (Thợ săn gấu) và cách chúng ta khoảng 37 năm ánh sáng. Nó nằm không xa lắm về bên trái so với nhóm sao Bắc Đẩu của chòm sao Đại Hùng (Ursa Major).

Bầu trời hướng tây bắc vào lúc 7 giờ tối ngày 24/9/2014. Nhóm sao Bắc Đẩu lúc nầy nằm thấp dưới đường chân trời, đuôi của nhóm sao nầy chỉ về hướng tây sẽ gặp ngôi sao màu cam Arcturus.
Bầu trời hướng tây bắc vào lúc 7 giờ tối ngày 24/9/2014. Nhóm sao Bắc Đẩu lúc nầy nằm thấp dưới đường chân trời, đuôi của nhóm sao nầy chỉ về hướng tây sẽ gặp ngôi sao màu cam Arcturus.

Thứ tư, 24/9/2014.
Trăng non sẽ diễn ra vào lúc 2:14 EDT (tức là 15:14 cùng ngày theo giờ Việt Nam). Ở pha trăng mới này, Mặt Trăng sẽ đi lên bầu trời cùng với Mặt Trời, cho nên chúng ta sẽ không thấy Mặt Trăng được vì ánh sáng chói lóa của Mặt Trời.

Thứ năm, 25/9/2014.
Sao Hỏa nằm rất gần ngôi sao Antares của chòm sao Scorpius (Bọ cạp), hai thiên thể này chỉ nằm cách nhau không quá 5° từ nay cho tới ngày 30/9. Sao Hỏa và sao Antares có màu sắc giống nhau, cho nên trong tiếng Hy Lạp, "Antares" có nghĩa là "không phải Sao Hỏa".

Mặt Trăng, Sao Kim, Sao Hỏa và sao Antares tỏa sáng trên bầu trời núi Laguna, California. Tác giả : Chris Cook.

Thứ sáu, 26/9/2014.
Sao Thiên Vương sẽ đạt vị trí đối lập vào ngày 7/10, nhưng hiện giờ bạn vẫn có thể quan sát tốt hành tinh này. Hành tinh băng khổng lồ này sẽ mọc lên bầu trời từ hoàng hôn và lên cao trên bầu trời vào nửa đêm rồi ở đó cho tới sáng. Hành tinh với độ sáng biểu kiến là 5,7 ở nam chòm sao Pisces (Hai con cá) và cách 3° so với ngôi sao có độ sáng là 4 tên là Epsilon (ε) Piscium. Mặc dù bạn có thể quan sát hành tinh Thiên Vương bằng mắt thường ở nơi có điều kiện quan sát tốt, nhưng bạn hãy sử dụng ống dòm hay kính thiên văn để có cái nhìn tốt hơn. Khi quan sát qua thiết bị quang học hỗ trợ thì bạn có thể nhìn thấy đĩa hành tinh màu xanh dương-lá kéo dài 3,7".

Thứ bảy, 27/9/2014.
Những thiên thể mà bạn quan sát sẽ nằm thấp ở bầu trời tây nam trong lúc hoàng hôn sắp tàn. Sao Hỏa và sao Antares của chòm sao Bọ cạp sẽ cách nhau khoảng 3° và trong khi đó ở bên phải, Sao Thổ cũng đang tỏa sáng cùng trăng đầu tháng. Sao Thổ và Mặt Trăng sẽ giao hội vào 11:41 giờ Việt Nam ngày mai, 28/9/2014, tức là tối Chủ Nhật ngày mai bạn sẽ quan sát được hai thiên thể này nằm gần nhau trên bầu trời.

Trăng khuyết đầu tháng cùng Sao Thổ và hai thiên thể màu cam là hành tinh Hỏa cùng sao Antares đang tỏa sáng trên bầu trời hoàng hôn hướng tây nam vào các buổi chiều từ 26 tới 30/9/2014. Hình minh họa : SkyAndTelescope.
Trăng khuyết đầu tháng cùng Sao Thổ và hai thiên thể màu cam là hành tinh Hỏa cùng sao Antares đang tỏa sáng trên bầu trời hoàng hôn hướng tây nam vào các buổi chiều từ 26 tới 30/9/2014. Hình minh họa : SkyAndTelescope.
Anh Tuấn Nguyễn theo AstronomySkyAndTelescope