Header Ads

Phân biệt sao và hành tinh trên bầu trời. Tại sao các ngôi sao lại nhấp nháy ?

Trên bầu trời tháng bảy này, bạn sẽ quan sát được những hành tinh trong hệ Mặt Trời tỏa sáng cùng với những ngôi sao sáng. Thí dụ như Sao Thổ thì tỏa sáng cùng với sao Spica của chòm sao Virgo (Xử Nữ) từ khi trời vừa tối cho đến nửa đêm (xem bài viết), còn Sao Kim thì sánh vai cùng sao Regulus trong chòm sao Leo (Sư Tử) vào những buổi chiều hoàng hôn (xem bài viết). Vậy, làm sao bạn có thể biết được thiên thể nào là hành tinh, thiên thể nào là ngôi sao trong khi chúng đứng nhau quá gần trên bầu trời ?

Sao Sirius - ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm. Tác giả : Yuuji Kitahara

Chúng ta thấy những ngôi sao nhấp nháy vì ánh sáng của chúng là tia sáng phải đi qua nhiều tầng của khí quyển, không khí di chuyển liên tục và khác nhau ở các tầng nên làm cho ánh sáng của những ngôi sao bị bẻ cong, do đó ta thấy chúng như nhấp nháy.

Còn ánh sáng từ các hành tinh cũng đi qua nhiều tầng của khí quyển, nhưng vì ở khoảng cách gần hơn, nên ánh sáng từ những hành tinh đến ta không phải là tia sáng mà là chùm sáng. Những tia sáng trong chùm sáng này cũng bị những tầng khí quyển tác động như tia sáng từ những ngôi sao, nhưng những tia sáng này không sáng tắt cùng nhau, mà khi tia này tắt thì tia kia sáng và cứ như thế, ta nhìn thấy các hành tinh hầu như không nhấp nháy.

Khi quan sát những ngôi sao từ bên ngoài không gian, dĩ nhiên, ta sẽ thấy nó không nhấp nháy.

Anh Tuấn Nguyễn