Sao Kim và Mặt Trời qua ba phổ bước sóng tử ngoại
Một kiểu nhật thực đặc biệt đã xảy ra vào năm 2012. Thông thường từ Trái Đất chúng ta sẽ quan sát được nhật thực khi Mặt Trăng che Mặt Trời, nhưng vào năm đó, Sao Kim mới là thiên thể che đi Mặt Trời trên bầu trời.
Cũng giống như Mặt Trăng của chúng ta, Sao Kim khi quan sát được từ Trái Đất cũng có các pha khác nhau khi nó ở những vị trí với Mặt Trời và Trái Đất, tức là ta sẽ quan sát thấy nó có lúc có dạng lưỡi liềm, có lúc tròn trĩnh.
Và vào ngày hôm đó, pha của Sao Kim là pha 0, tức là ta không thể thấy nó trên bầu trời đêm. Mà thay vào đó, nó là một đốm đen chuyển động qua phía trước của Mặt Trời. Vì Sao Kim ở xa chúng ta hơn Mặt Trăng, nên không thể che khuất hoàn toàn được Mặt Trời. Theo lý mà nói, đây cũng là một nhật thực hình khuyên với chiếc nhẫn lửa khổng lồ bao xung quanh.
Hình ảnh này được chụp vào hiện tượng che khuất đó, khi Sao Kim chuyển động qua phía trước của Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Hình ảnh Mặt Trời được chụp qua ba phổ bước sóng ánh sáng cực tím khác nhau bởi Đài quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO). Vùng tối màu ở bên phải là khu vực nhật hoa.
Vài giờ sau khi bức ảnh này được chụp, Sao Kim tiếp tục trên quỹ đạo của nó và xuất hiện với pha lưỡi liềm khi quan sát từ Trái Đất. Lần đi qua phía trước Mặt Trời của Sao Kim như vậy sẽ xảy ra lần nữa vào năm 2117, trong thế kỷ 21 chúng ta chỉ quan sát được hai lần hiện tượng này vào năm 2004 và 2012.
> Tải hình lớn (800 px × 800 px – 157 KB)
Cũng giống như Mặt Trăng của chúng ta, Sao Kim khi quan sát được từ Trái Đất cũng có các pha khác nhau khi nó ở những vị trí với Mặt Trời và Trái Đất, tức là ta sẽ quan sát thấy nó có lúc có dạng lưỡi liềm, có lúc tròn trĩnh.
Sao Kim và Mặt Trời qua ba bước sóng tử ngoại. Hình ảnh: NASA/SDO & the AIA, EVE, and HMI teams; Hậu kỳ: Peter L. Dove. |
Và vào ngày hôm đó, pha của Sao Kim là pha 0, tức là ta không thể thấy nó trên bầu trời đêm. Mà thay vào đó, nó là một đốm đen chuyển động qua phía trước của Mặt Trời. Vì Sao Kim ở xa chúng ta hơn Mặt Trăng, nên không thể che khuất hoàn toàn được Mặt Trời. Theo lý mà nói, đây cũng là một nhật thực hình khuyên với chiếc nhẫn lửa khổng lồ bao xung quanh.
Hình ảnh này được chụp vào hiện tượng che khuất đó, khi Sao Kim chuyển động qua phía trước của Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Hình ảnh Mặt Trời được chụp qua ba phổ bước sóng ánh sáng cực tím khác nhau bởi Đài quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO). Vùng tối màu ở bên phải là khu vực nhật hoa.
Vài giờ sau khi bức ảnh này được chụp, Sao Kim tiếp tục trên quỹ đạo của nó và xuất hiện với pha lưỡi liềm khi quan sát từ Trái Đất. Lần đi qua phía trước Mặt Trời của Sao Kim như vậy sẽ xảy ra lần nữa vào năm 2117, trong thế kỷ 21 chúng ta chỉ quan sát được hai lần hiện tượng này vào năm 2004 và 2012.
> Tải hình lớn (800 px × 800 px – 157 KB)
Khánh Duy
theo APOD