Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Nguyệt thực toàn phần và Cụm sao Beehive

Nguyệt thực toàn phần và Cụm sao BeehiveThật không dễ gì mà trông thấy được bóng của Trái Đất vì chúng ta đang đứng trên nó, nhưng khi Nguyệt thực toàn phần xảy ra, bạn sẽ thấy được vùng bóng tối này thông qua việc nó 'tác động' lên Mặt Trăng.

Mặt Trăng thay vì được chiếu đầy đủ ánh sáng từ Mặt Trời như bình thường, nó sẽ bị Trái Đất che lại phần ánh sáng đó. Nhưng may thay, những ánh sáng màu đỏ cam với bước sóng dài vẫn đi qua được lớp khí quyển khiến Mặt Trăng rực lên một màu sắc trông như máu trên bầu trời.

Nguyệt thực toàn phần và Cụm sao Beehive. Hình ảnh: Tunç Tezel (TWAN).
Nguyệt thực toàn phần và Cụm sao Beehive. Hình ảnh: Tunç Tezel (TWAN).

Hình ảnh chụp qua ống kính phóng xa này được thực hiện vào tối 31 tháng 1 vừa qua, khi Nguyệt thực toàn phần xảy ra trên khắp phía đông Châu Á, Châu Úc, Thái Bình Dương và phía tây Châu Mỹ.

Bạn có thể thấy được đến ba Mặt Trăng trong hình. Đây là hình ảnh chồng ghép từ những hình ảnh đơn, với ảnh được chụp vào đầu, vào cực đại và vào cuối pha toàn phần của nguyệt thực. Pha toàn phần kéo dài trong 76 phút, là thời gian cách khoảng của ba tấm hình đơn này.

Cũng trong hình này, ở góc trên bên phải bạn có thể dễ dàng nhận ra Messier 44, một trong những cụm sao lớn nằm gần chúng ta nhất. Với khoảng cách 600 năm ánh sáng, M44 còn được biết đến với cái tên Praesepe hay Cụm sao Beehive.

> Tải hình lớn (1440 px × 960 px – 562 KB)

Tuấn Anh
theo APOD