Tia X bí ẩn đến từ Cụm Thiên hà Perseus
Tại sao cụm thiên hà Perseus lại tỏa sáng một cách kỳ lạ trong màu sắc đặc trưng của tia X? Không ai biết chắc chắn, nhưng giả thuyết cho rằng các tia X này có nguồn phát từ một thứ gì đó liên quan đến vật chất tối.
Ở phần tâm của bí ẩn này là tia X mang năng lượng 3,5 kilo-electronvolt (KeV), nó phát sáng quá nhiều đến nỗi khu vực ở ngay xung quanh tâm của cụm thiên hà có thể quan sát được, trong khi khu vực xung quanh của hố đen siêu khổng lồ ở trung tâm thì lại bị thiếu hụt tia X mang năng lượng 3,5 KeV như vậy.
Một đề xuất đã được đưa ra mặc dù gây tranh cãi khá dữ dội, rằng có một thứ chưa bao giờ được nhìn thấy trước đây đang hiện diện: vật chất tối quang phổ huỳnh quang (fluorescent dark matter - FDM). Loại vật chất tối này có thể hấp thụ được bức xạ X 3,5 KeV.
Nếu thật sự như vậy, FDM sau quá trình hấp thụ sẽ phát ra tia X đến khắp nơi trong cụm thiên hà, tạo nên những dải sáng phát xạ. Tuy nhiên, khi tia X ở phía trước của khu vực trung tâm ngay xung quanh hố đen, thì sự hấp thụ của FDM sẽ nổi bật hơn, tạo ra những dải sáng cho thấy rõ quá trình hấp thụ.
Hình ảnh cụm thiên hà Perseus này, được chồng ghép lại từ các hình ảnh chụp bước sóng ánh sáng khả kiến, bước sóng vô tuyến màu đỏ và ánh sáng của tia X với màu xanh được chụp bởi Đài quan sát Chandra ở quỹ đạo Trái Đất.
> Tải hình lớn (3600 px × 2689 px – 929 KB)
Ở phần tâm của bí ẩn này là tia X mang năng lượng 3,5 kilo-electronvolt (KeV), nó phát sáng quá nhiều đến nỗi khu vực ở ngay xung quanh tâm của cụm thiên hà có thể quan sát được, trong khi khu vực xung quanh của hố đen siêu khổng lồ ở trung tâm thì lại bị thiếu hụt tia X mang năng lượng 3,5 KeV như vậy.
Một đề xuất đã được đưa ra mặc dù gây tranh cãi khá dữ dội, rằng có một thứ chưa bao giờ được nhìn thấy trước đây đang hiện diện: vật chất tối quang phổ huỳnh quang (fluorescent dark matter - FDM). Loại vật chất tối này có thể hấp thụ được bức xạ X 3,5 KeV.
Nếu thật sự như vậy, FDM sau quá trình hấp thụ sẽ phát ra tia X đến khắp nơi trong cụm thiên hà, tạo nên những dải sáng phát xạ. Tuy nhiên, khi tia X ở phía trước của khu vực trung tâm ngay xung quanh hố đen, thì sự hấp thụ của FDM sẽ nổi bật hơn, tạo ra những dải sáng cho thấy rõ quá trình hấp thụ.
Hình ảnh cụm thiên hà Perseus này, được chồng ghép lại từ các hình ảnh chụp bước sóng ánh sáng khả kiến, bước sóng vô tuyến màu đỏ và ánh sáng của tia X với màu xanh được chụp bởi Đài quan sát Chandra ở quỹ đạo Trái Đất.
> Tải hình lớn (3600 px × 2689 px – 929 KB)
Quang Niên
theo APOD