Thiên thể gốc của mưa sao băng Quadrantid là "sao chổi" được quan sát từ 500 năm trước
Mưa sao băng Quadrantid được tạo nên từ những hạt bụi vật chất được rơi rớt ra từ tiểu hành tinh 2003 EH1 khi vật thể này đi cắt qua quỹ đạo của Trái Đất. Nhưng 2003 EH1 rất có thể chính là sao chổi C/1490 Y1, được các nhà thiên văn học Trung Hoa, Nhật Bản và Cao Ly quan sát và ghi nhận lại từ 500 năm trước.
Năm 1490 tại khu vực ngày nay là thành phố Khánh Dương thuộc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, đã xảy ra một sự kiện thiên văn đáng chú ý. Một sao chổi đã phát nổ và tạo nên một cơn mưa sao băng rực rỡ bừng sáng cả bầu trời.
Nhưng đó là một sự kiện đau thương khi có rất nhiều người chết. Các sử gia Trung Quốc hiện đại vẫn chưa xác nhận tính xác thực của sự kiện này, nhưng các nhà thiên văn học ở những quốc gia lân cận đều ghi nhận về việc nhìn thấy sao chổi này.
Ít nhất ba tài liệu sử học của Trung Quốc ghi nhận và mô tả cơn mưa sao băng này, rằng “những viên đá trời tuôn đổ như mưa, làm chết ít nhất một vạn nhân mạng.”
Sự kiện này cũng được ghi chép trong sách sử của nhà Minh, nhưng dưới góc nhìn khoa học và bỏ qua số người chết. Đến nay vẫn không thể xác định được số lượng thương vong trong sự kiện này.
“Những hòn đá từ nhà trời rơi xuống huyện Khánh Dương. Hòn lớn nhất phải đến 4 hay 5 cân (斤, khoảng 1,5 kg) và hòn nhỏ nhất ít lắm cũng 2 đến 3 cân (khoảng 1 kg). Chúng rơi rất nhiều và tựa một cơn mưa.
Các hòn đá đủ mọi kích cỡ và hình dạng. Những hòn lớn trông như trứng ngỗng, những hòn nhỏ thì tựa những cây trái trong vườn. Dân chúng đã phải vội vã di tản sang những huyện lân cận để trốn tránh.”
Trong cuốn 中國古代天象記錄總集 (Trung Quốc Cổ đại Thiên tượng Kí lục Tổng tập/Danh mục hoàn chỉnh Những hiện tượng thiên văn vào Thời cổ đại ở Trung Quốc), ghi nhận sự kiện này diễn ra vào tháng 3 âm lịch năm 1490, tức là từ 21 tháng 3 đến 19 tháng 4 năm 1490.
Vào năm 2007, sao chổi này được định danh là C/1490 Y1, có khả năng rất lớn chính là tiểu hành tinh 2003 EH1 và là thiên thể gốc tạo nên cơn mưa sao băng Quadrantid.
Bạn cũng đừng quên bỏ qua cơn mưa sao băng này nhé, tần suất của nó từ 60 đến 100 sao băng mỗi giờ, quan sát ở hướng đông từ 3 giờ sáng ngày 4 tháng 1. Chi tiết xem tại Lịch thiên văn Ftvh năm 2018.
Thiên thể gốc của mưa sao băng Quadrantid là "sao chổi" được quan sát từ 500 năm trước. |
Năm 1490 tại khu vực ngày nay là thành phố Khánh Dương thuộc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, đã xảy ra một sự kiện thiên văn đáng chú ý. Một sao chổi đã phát nổ và tạo nên một cơn mưa sao băng rực rỡ bừng sáng cả bầu trời.
Nhưng đó là một sự kiện đau thương khi có rất nhiều người chết. Các sử gia Trung Quốc hiện đại vẫn chưa xác nhận tính xác thực của sự kiện này, nhưng các nhà thiên văn học ở những quốc gia lân cận đều ghi nhận về việc nhìn thấy sao chổi này.
Ít nhất ba tài liệu sử học của Trung Quốc ghi nhận và mô tả cơn mưa sao băng này, rằng “những viên đá trời tuôn đổ như mưa, làm chết ít nhất một vạn nhân mạng.”
Sự kiện này cũng được ghi chép trong sách sử của nhà Minh, nhưng dưới góc nhìn khoa học và bỏ qua số người chết. Đến nay vẫn không thể xác định được số lượng thương vong trong sự kiện này.
“Những hòn đá từ nhà trời rơi xuống huyện Khánh Dương. Hòn lớn nhất phải đến 4 hay 5 cân (斤, khoảng 1,5 kg) và hòn nhỏ nhất ít lắm cũng 2 đến 3 cân (khoảng 1 kg). Chúng rơi rất nhiều và tựa một cơn mưa.
Các hòn đá đủ mọi kích cỡ và hình dạng. Những hòn lớn trông như trứng ngỗng, những hòn nhỏ thì tựa những cây trái trong vườn. Dân chúng đã phải vội vã di tản sang những huyện lân cận để trốn tránh.”
Trong cuốn 中國古代天象記錄總集 (Trung Quốc Cổ đại Thiên tượng Kí lục Tổng tập/Danh mục hoàn chỉnh Những hiện tượng thiên văn vào Thời cổ đại ở Trung Quốc), ghi nhận sự kiện này diễn ra vào tháng 3 âm lịch năm 1490, tức là từ 21 tháng 3 đến 19 tháng 4 năm 1490.
Vào năm 2007, sao chổi này được định danh là C/1490 Y1, có khả năng rất lớn chính là tiểu hành tinh 2003 EH1 và là thiên thể gốc tạo nên cơn mưa sao băng Quadrantid.
Bạn cũng đừng quên bỏ qua cơn mưa sao băng này nhé, tần suất của nó từ 60 đến 100 sao băng mỗi giờ, quan sát ở hướng đông từ 3 giờ sáng ngày 4 tháng 1. Chi tiết xem tại Lịch thiên văn Ftvh năm 2018.
Quang Niên