Quan sát mưa sao băng Delta Aquarid vào cuối tháng bảy
Mưa sao băng Delta Aquarid là một cơn mưa sao băng trung bình, với khoảng 20 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Mưa sao băng Delta Aquarid được tạo nên từ những bụi còn sót lại của sao chổi 96P Machholz khi nó đi ngang Trái Đất và làm rơi rớt lại.
Đã từ lâu, mưa sao băng Delta Aquarid có thể quan sát được từ khắp nơi trên Trái Đất và đặc biệt là quan sát tốt ở bán cầu nam. Cơn mưa sao băng này diễn ra từ ngày 12/7 đến 23/8 hằng năm, nó trùng với cơn mưa sao băng Perseid nổi tiếng hơn vào tháng tám, và những người quan sát bầu trời sẽ xem được hai cơn mưa sao băng trong một đêm. Thời gian tốt nhất để quan sát hai cơn mưa sao băng này là sau nửa đêm đến bình minh.
Cực đại của mưa sao băng Delta Aquarid xảy ra vào cuối tháng bảy, năm nay với sự xuất hiện của trăng tàn cuối tháng vào sau nửa đêm, có thể làm giảm bớt những vệt sao băng có thể quan sát được của bạn. Nhưng đừng lo không quan sát được, vào ngày 11 đến 13/8, đây là thời điểm của mưa sao băng Perseid và bạn cũng có thể thấy được sao băng của mưa sao băng Delta Aquarid.
Làm thế nào để phân biệt được sao băng nào là của trận nào? Sao băng của mưa sao băng Delta Aquarid xuất phát từ một điểm cách khoảng 20 độ trời bên dưới hình vuông của chòm sao Pegasus (Phi Mã) từ hướng đông. Chòm sao Pegasus lúc này nằm ở trên thiên đỉnh, vì thế bạn hãy nhìn từ hướng đông để dễ nhận ra tâm điểm của cơn mưa sao băng này.
Còn các vệt sao băng của mưa sao băng Perseid thì xuất phát từ chòm sao Perseus, mọc cao ở hướng đông bắc hoặc hướng bắc. Bạn không cần phải xác định tâm điểm của cơn mưa sao băng nào đó, chỉ cần nhìn về hướng đó (thường là hướng đông) – nhưng điều này chỉ đúng trong những đêm không trăng.
Khi sao chổi đi đến gần Mặt Trời thì nó ấm lên và vật chất của nó rơi ra ngoài dọc đường nó đi, những mảnh vỡ vật chất này rơi vào thượng tầng khí quyển Trái Đất với tốc độ khoảng 150.000 km mỗi giờ, nó bốc cháy và tạo nên một vệt sáng trên bầu trời gọi là sao băng. Và mưa sao băng Delta Aquarid đến từ sao chổi 96P Machholz.
Tuy nhiên, thiên thể gốc của mưa sao băng Delta Aquarid là không chắc chắn. Sao chổi bị tan rã Marsden và Kracht đã từng được cho là thiên thể gốc của cơn mưa sao băng này.
Donald Machholz phát hiện sao chổi 96P Machholz vào năm 1986, đây là một sao chổi có chu kỳ ngắn, thời gian nó hoàn thành quỹ đạo quanh Mặt Trời là 5,24 năm. Điểm viễn nhật (điểm xa Mặt Trời nhất) của sao chổi này là xa hơn khoảng cách quỹ đạo của Sao Mộc chút xíu, còn điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất) của sao chổi này dao động ở gần khoảng cách quỹ đạo của Sao Thủy. Sao chổi 96P Machholz đến điểm cận nhật lần gần đây nhất của nó là vào ngày 14/7/2012 và lần tiếp theo là vào ngày 27/10/2017.
Một vệt sao băng Delta Aquarid. Tác giả: DanSpace77. |
Đã từ lâu, mưa sao băng Delta Aquarid có thể quan sát được từ khắp nơi trên Trái Đất và đặc biệt là quan sát tốt ở bán cầu nam. Cơn mưa sao băng này diễn ra từ ngày 12/7 đến 23/8 hằng năm, nó trùng với cơn mưa sao băng Perseid nổi tiếng hơn vào tháng tám, và những người quan sát bầu trời sẽ xem được hai cơn mưa sao băng trong một đêm. Thời gian tốt nhất để quan sát hai cơn mưa sao băng này là sau nửa đêm đến bình minh.
Cực đại của mưa sao băng Delta Aquarid xảy ra vào cuối tháng bảy, năm nay với sự xuất hiện của trăng tàn cuối tháng vào sau nửa đêm, có thể làm giảm bớt những vệt sao băng có thể quan sát được của bạn. Nhưng đừng lo không quan sát được, vào ngày 11 đến 13/8, đây là thời điểm của mưa sao băng Perseid và bạn cũng có thể thấy được sao băng của mưa sao băng Delta Aquarid.
Tâm điểm của mưa sao băng Delta Aquarid nằm bên dưới hình vuông lớn của chòm sao Pegasus (Phi Mã), và gần ngôi sao cô đơn Fomalhaut. |
Làm thế nào để phân biệt được sao băng nào là của trận nào? Sao băng của mưa sao băng Delta Aquarid xuất phát từ một điểm cách khoảng 20 độ trời bên dưới hình vuông của chòm sao Pegasus (Phi Mã) từ hướng đông. Chòm sao Pegasus lúc này nằm ở trên thiên đỉnh, vì thế bạn hãy nhìn từ hướng đông để dễ nhận ra tâm điểm của cơn mưa sao băng này.
Còn các vệt sao băng của mưa sao băng Perseid thì xuất phát từ chòm sao Perseus, mọc cao ở hướng đông bắc hoặc hướng bắc. Bạn không cần phải xác định tâm điểm của cơn mưa sao băng nào đó, chỉ cần nhìn về hướng đó (thường là hướng đông) – nhưng điều này chỉ đúng trong những đêm không trăng.
Sao chổi 96P Machholz – thiên thể gốc của mưa sao băng Delta Aquarid, được khám phá vào ngày 12/5/1986 bởi Donald Machholz. Hình ảnh bởi ống kính HI-2 từ tàu vũ trụ STEREO-A. |
Tuy nhiên, thiên thể gốc của mưa sao băng Delta Aquarid là không chắc chắn. Sao chổi bị tan rã Marsden và Kracht đã từng được cho là thiên thể gốc của cơn mưa sao băng này.
Donald Machholz phát hiện sao chổi 96P Machholz vào năm 1986, đây là một sao chổi có chu kỳ ngắn, thời gian nó hoàn thành quỹ đạo quanh Mặt Trời là 5,24 năm. Điểm viễn nhật (điểm xa Mặt Trời nhất) của sao chổi này là xa hơn khoảng cách quỹ đạo của Sao Mộc chút xíu, còn điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất) của sao chổi này dao động ở gần khoảng cách quỹ đạo của Sao Thủy. Sao chổi 96P Machholz đến điểm cận nhật lần gần đây nhất của nó là vào ngày 14/7/2012 và lần tiếp theo là vào ngày 27/10/2017.
Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky