Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

#BầuTrờiĐêmNay 23/7/2016. Quan sát chòm sao Corona Borealis

Đêm nay, bạn hãy tìm ra chòm sao Corona Borealis (Bắc Miện, hay Vương miện phương bắc). Bạn sẽ cần một bầu trời tối để nhìn thấy nó, chòm sao này khá dễ để nhận ra bởi vì nó có hình chữ C.

#BầuTrờiĐêmNay 23/7/2016. Quan sát chòm sao Corona Borealis.
#BầuTrờiĐêmNay 23/7/2016. Quan sát chòm sao Corona Borealis.

Để xem hình chữ C nổi tiếng này của các ngôi sao từ bán cầu bắc trong các buổi tối tháng bảy, bạn hãy tìm kiếm ở trên cao của bầu trời. Corona Borealis là một chòm sao đặc biệt. Nó trông giống như một nửa vòng tròn, ở giữa là một viên ngọc màu trắng-lam có tên gọi là Alphekka hay Gemma.




Bạn có thể xác định ra chòm sao này bằng những ngôi sao lân cận, như Arcturus trong chòm sao Bootes (Mục Phu, hay Thợ săn gấu) và Vega trong chòm sao Lyra (Thiên Cầm, hay Cây đàn trời).

Arcturus đã đi qua điểm cao nhất vào buổi tối tại thời điểm này trong năm và đang dần đi xuống về phía tây. Vega vẫn còn cao ở phía đông vào các buổi tối tháng bảy. Với bầu trời tối bạn sẽ thấy màu cam của Arcturus, và thoáng chút màu lam-trắng sáng của Vega.
Chòm Corona Borealis có thể được tìm thấy giữa hai ngôi sao này, và nó gần sao Arcturus hơn. Hãy nhớ rằng, bạn phải có một bầu trời thật tối, không có ánh sáng đô thị, để tìm thấy chòm sao này.

Theo cách này, ý nghĩa tên ngôi sao Gemma theo tiếng Latin trở nên rõ ràng, ngôi sao này là viên ngọc của Bắc Miện. Nhưng ngôi sao này cũng được gọi là Alphecca, hay Alphekka, từ một cụm từ tiếng Ả Rập có nghĩa là điểm sáng của chiếc đĩa.

Gemma, còn được gọi là Alphecca, là một hệ sao đôi che khuất nhau. Nó bao gồm một ngôi sao nhỏ như Mặt Trời đi qua phía trước một ngôi sao sáng hơn với chu kỳ mỗi 17,4 ngày, khi nhìn từ Trái Đất của chúng ta.

Tiểu Hồ theo EarthSky