Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Quan sát mưa sao băng Geminid vào rạng sáng 14/12

xxxMời các bạn đón quan sát một trong ba cơn mưa sao băng được mong chờ nhất trong năm, là mưa sao băng Geminid, sẽ vào thời gian thuận lợi để quan sát từ tối ngày 13/12 đến trước khi bình minh ngày 14/12 tới đây. Thật may mắn khi năm nay không có sự xuất hiện của Mặt Trăng, để lại cho bạn cả bầu trời đêm đầy sao mà không có sự quấy phá của ánh sáng trăng.

   Mưa sao băng Geminid năm 2017 có cực điểm vào lúc nào? Cực điểm mưa sao băng Geminid năm 2017 rơi vào 13 giờ ngày 14/12 (giờ Việt Nam). Nên bạn hãy quan sát mưa sao băng Geminid năm 2017 vào tối 13/12, 14/12 và rạng sáng 14/12, 15/12.

Hình phơi sáng mưa sao băng Geminid năm 2013. Tác giả : Asim Patel.
Hình phơi sáng mưa sao băng Geminid năm 2013. Tác giả : Asim Patel.


Mưa sao băng Geminid được coi là một trong những trận mưa sao băng quan sát tốt nhất ở bán cầu bắc với số vệt sao băng trung bình mỗi giờ là từ 75 đến 120, những người ở bán cầu nam vẫn có thể quan sát được nó nhưng những vệt sao băng sẽ tỏa ra từ một điểm nằm thấp gần đường chân trời.

Tâm điểm của trận mưa sao băng này, tức là điểm mà các vệt sao băng tỏa ra, là từ chòm sao Gemini (Hai anh em) và nằm gần ngôi sao Castor của chòm sao này. Tuy nhiên bạn không cần phải tìm ra tâm điểm của nó để quan sát, bạn chỉ cần hướng mắt về chòm sao Gemini từ 9 giờ tối tới sáng ngày hôm sau để thấy các vệt sao băng tỏa ra từ đó. Chòm sao Gemini sẽ mọc lên bầu trời hướng đông khi màn đêm buông xuống và lặn ở chân trời hướng tây khi bình minh sắp tới vào sáng hôm sau. 

Tâm điểm mưa sao băng Orionid nằm gần ngôi sao Castor của chòm sao Gemini. Đồ họa: Stellarium/Chú thích: Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay.
Tâm điểm mưa sao băng Orionid nằm gần ngôi sao Castor của chòm sao Gemini. Đồ họa: Stellarium/Chú thích: Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay.

Khi quan sát mưa sao băng, bạn không cần phải sử dụng bất cứ thiết bị quang học hỗ trợ nào, trừ mắt kiếng khi bạn bị tật về mắt. Bạn có thể xem sao băng bằng mắt thường mà không cần phải xem qua ống dòm hay kính thiên văn.

Để quan sát được tối đa cơn mưa sao băng này, bạn hãy sắp xếp một chuyến đi nhỏ về những vùng ngoại ô hay vùng quê, nơi đó phải không có ánh sáng đèn đường, đèn xe,... và thời tiết thì tốt như không có mưa hay mây che. Đặc biệt là bạn phải để mắt trong tối, tránh nhìn vào vật sáng trong suốt 15 phút trước khi bắt đầu quan sát, và không sử dụng các thiết bị di động trong quá trình quan sát. Như vậy bạn sẽ có thể quan sát vài chục sao băng mỗi tiếng đồng hồ.


Tóm lại. Bạn hãy ra ngoài trời, nhìn về hướng đông từ 9 giờ tối ngày 13/12, hoặc từ 3 giờ sáng hướng tây ngày 14/12, để quan sát mưa sao băng Geminid. Bạn hãy quan sát ở nơi không có ánh đèn, không mây mưa, bạn không sử dụng di động trong quá trình quan sát.

Khánh Duy