Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Mưa sao băng Geminid ở núi Phú Sĩ

xxxĐêm qua là thời gian tốt để quan sát mưa sao băng Geminid khi nó đạt cực điểm, khắp nơi trên thế giới đã quan sát được màn trình diễn đẹp tuyệt vời của tự nhiên này. Họa sĩ Kagaya Yutaka đã có một buổi dã ngoại để quan sát mưa sao băng và chụp ảnh, và đây là những hình ảnh được ông chụp tại chân núi Phú Sĩ, Nhật Bản.

Một sao băng của trận mưa sao băng Geminid vụt qua bầu trời phía trên một hồ nước ở chân núi Phú Sĩ. Hình ảnh: Kagaya Yutaka.
Một sao băng của trận mưa sao băng Geminid vụt qua bầu trời phía trên một hồ nước ở chân núi Phú Sĩ. Hình ảnh: Kagaya Yutaka.

“Bầu trời thật trong và có rất nhiều sao, dần dần vào đêm muộn, những chòm sao mọc cao lên và bầu trời càng có thêm nhiều vì tinh tú tỏa sáng lấp lánh,” ông chia sẻ. Ngôi sao sáng chói đang tỏa sáng nơi đuôi của vệt sao băng, là Sirius ngôi sao sáng nhất bầu trời thuộc chòm sao Canis Major – một trong hai chú chó trung thành của chàng thợ săn Orion, mà đang tỏa sáng cao hơn bên trên với ba ngôi sao thẳng hàng nổi bật.

Một fireball* (lưu tinh) vụt qua bầu trời, ở ngay bên cạnh đó bạn có thể thấy được 7 ngôi sao có hình dạng như một chiếc gàu múc nước, đó là nhóm sao Bắc Đẩu thuộc chòm sao Ursa Major, chú gấu lớn. Hình ảnh: Kagaya Yutaka.
Một fireball* (lưu tinh) vụt qua bầu trời, ở ngay bên cạnh đó bạn có thể thấy được 7 ngôi sao có hình dạng như một chiếc gàu múc nước, đó là nhóm sao Bắc Đẩu thuộc chòm sao Ursa Major, chú gấu lớn. Hình ảnh: Kagaya Yutaka.

Các vệt sao băng sẽ xuất hiện từ khắp nơi trên bầu trời chứ không chỉ trong vùng trời có tâm điểm. Sau nửa đêm và càng về sáng, càng có nhiều sao băng xuất hiện hơn. Gần sáng, Mặt Trăng lưỡi liềm cuối tháng cùng Sao Mộc và Sao Hỏa mọc lên ở bầu trời hướng đông, chúng xuất hiện tạo thành một khung cảnh tuyệt vời khác ở bầu trời hướng đông sau một đêm quan sát dài.

Hai vệt sao băng xuất hiện cùng Trăng lưỡi liềm và Sao Hỏa, Sao Mộc bên trên đỉnh núi Phú Sĩ. Geminid là một trong ba trận mưa sao băng đáng chú ý nhất trong năm, đêm qua chúng ta rất thuận lợi để quan sát được nó vì không có sự xuất hiện của Mặt Trăng mãi cho đến gần sáng. Hình ảnh: Kagaya Yutaka.
Hai vệt sao băng xuất hiện cùng Trăng lưỡi liềm và Sao Hỏa, Sao Mộc bên trên đỉnh núi Phú Sĩ. Geminid là một trong ba trận mưa sao băng đáng chú ý nhất trong năm, đêm qua chúng ta rất thuận lợi để quan sát được nó vì không có sự xuất hiện của Mặt Trăng mãi cho đến gần sáng. Hình ảnh: Kagaya Yutaka.

* Một sao băng bình thường được gọi là "meteor". Trong khi đó, "fireball" là một sao băng sáng hơn với độ sáng biểu kiến lớn hơn hoặc bằng âm 4, tương đương với các hành tinh.

Ngoài ra, còn có "bolide" là một sao băng cực kỳ sáng, phát nổ rực rỡ trên bầu trời. Độ sáng biểu kiến của nó lớn hơn hoặc bằng âm 14, nghĩa là sáng tương đương gấp hai lần Mặt Trăng hoặc sáng hơn.

Thuật ngữ "fireball" được sử dụng chính thức bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) trong khi "bolide" thì không mà chỉ được hiểu là một sao băng sáng hơn fireball và có phát nổ lớn.

Trong tiếng Việt chưa có bản dịch chính thức cho hai thuật ngữ này, nhưng trong tiếng Hán (và được sử dụng tại Nhật Bản, Hàn Quốc) thì fireball là lưu tinh (流星) còn bolide là hỏa lưu tinh (火流星). Từ "lưu" nghĩa là dòng chảy, ý chỉ vệt sáng do khói còn lại trên bầu trời sau khi nó xuất hiện.

Khánh Duy