Ngày này năm xưa: Hình ảnh Hòn bi ve xanh được chụp bởi sứ mệnh Apollo 17
Ngày 7 tháng 12 năm 1972, các phi hành gia của sứ mệnh Apollo 17 khi đang trên đường đến Mặt Trăng đã chụp lại hình ảnh của Trái Đất. Bức ảnh đó được đặt tên là Hòn bi ve xanh (The Blue Marble), nó được lan truyền và chia sẻ rất nhiều trong các hoạt động, báo chí, truyền thông và mạng xã hội, khiến nó trở thành hình ảnh được phổ biến rộng
rãi nhất từ trước đến nay trên thế giới.
Hình ảnh này được chụp vào 05 giờ 39 phút sáng (giờ Miền đông Hoa Kỳ) ngày 7 tháng 12 năm 1972 (tức là 17 giờ 39 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam), lúc này con tàu Apollo 17 đang bay cao 29.000 km so với mặt đất.
Khi chụp hình ảnh này, Mặt Trời đang nằm phía sau các phi hành gia nên bề mặt Trái Đất được chiếu sáng đầy đủ. Đây là một trong ít những hình ảnh chụp Trái Đất một cách toàn diện và đủ sáng vào thời điểm đó. Các phi hành gia chiêm ngưỡng Trái Đất từ trên cao, và trông nó như một viên bi với màu xanh đặc trưng của đại dương.
Phi thuyền Apollo 17 được phóng đi vào nửa đêm ở Hoa Kỳ. Vào 5 tiếng 6 phút sau khi tàu được phóng hay 1 tiếng 54 phút sau khi tàu vào quỹ đạo, Châu Phi đã là ban ngày cũng như Nam Cực được Mặt Trời chiếu sáng, và đó là lý do hình ảnh Hòn bi ve xanh chụp phần bán cầu thấy được Châu Phi và Châu Nam Cực.
Trong hình có thể thấy được phần đất liền kéo dài từ Địa Trung Hải đến Nam Cực. Đây là lần đầu tiên một sứ mệnh Apollo có thể ở vị trí thuận lợi để chụp Nam Cực. Bán cầu nam của Trái Đất lúc này đang bị che phủ bởi những đám mây dày.
Có thể nhìn thấy hầu hết đường bờ biển của Châu Phi, Bán đảo Ả Rập nằm về đông bắc Châu Phi. Hòn đảo lớn ngoài khơi Châu Phi là Madagascar. Lục địa Châu Á ở đường chân trời phía đông bắc.
Ở góc trên bên phải của hình ảnh có thể thấy được cơn bão Tamil Nadu. Cơn bão này đã gây ngập lụt nặng nề cho bang Tamil Nadu của Ấn Độ vào ngày 5/12, tức chỉ hai ngày trước khi hình ảnh này được chụp.
Các phi hành gia đã sử dụng máy ảnh Hasselblad 70 mm với ống kính Zeiss 80 mm để chụp hình ảnh này. NASA ghi công tác giả là tất cả phi hành gia trên sứ mệnh, gồm Eugene Cernan, Ronald Evans và Jack Schmitt, mặc dù trên thực tế chính phi hành gia Jack Schmitt mới là người đã thực hiện chụp bức ảnh.
Trước Hòn bi ve xanh, đã có nhiều bức ảnh khác cũng chụp rõ toàn bộ bề mặt Trái Đất. Nhưng hình ảnh của sứ mệnh Apollo 17 được sử dụng rất nhiều ở những chiến dịch về bảo vệ môi trường trong suốt thập niên 1970, cho thấy sự mong manh và dễ bị tổn thương của địa cầu giữa vũ trụ bao la. Người lưu trữ Mike Gentry của NASA cho biết đây là hình ảnh lan truyền rộng rãi nhất trong lịch sử nhân loại.
Apollo 17 là sứ mệnh đầu tiên của Hoa Kỳ được phóng đi vào ban đêm, là tàu có người lái cuối cùng được phóng đi bởi tên lửa Saturn V, là sứ mệnh Apollo cuối cùng, là lần cuối cùng con người ra ngoài và đi bộ ở quỹ đạo tầm thấp Trái Đất, cũng như là sứ mệnh cuối cùng con người đặt chân lên Mặt Trăng, từ đó đến nay không có ai ghé lại Mặt Trăng nữa.
Sứ mệnh này cũng phá vỡ nhiều kỷ lục về thăm dò không gian, như thu thập được mẫu vật đá Mặt Trăng lớn nhất, thời gian hạ cánh ở Mặt Trăng lâu nhất, hoạt động đi bộ và thăm dò nghiên cứu khoa học bên ngoài của các phi hành gia lâu nhất, cũng như lưu lại quỹ đạo Mặt Trăng lâu nhất.
> Tải hình ảnh lớn.
Hình ảnh chụp Trái Đất bởi Apollo 17 khi sứ mệnh đang trên đường đến Mặt Trăng. Hình ảnh: Phi hành đoàn Apollo 17/NASA. |
Hình ảnh này được chụp vào 05 giờ 39 phút sáng (giờ Miền đông Hoa Kỳ) ngày 7 tháng 12 năm 1972 (tức là 17 giờ 39 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam), lúc này con tàu Apollo 17 đang bay cao 29.000 km so với mặt đất.
Khi chụp hình ảnh này, Mặt Trời đang nằm phía sau các phi hành gia nên bề mặt Trái Đất được chiếu sáng đầy đủ. Đây là một trong ít những hình ảnh chụp Trái Đất một cách toàn diện và đủ sáng vào thời điểm đó. Các phi hành gia chiêm ngưỡng Trái Đất từ trên cao, và trông nó như một viên bi với màu xanh đặc trưng của đại dương.
Phi thuyền Apollo 17 được phóng đi vào nửa đêm ở Hoa Kỳ. Vào 5 tiếng 6 phút sau khi tàu được phóng hay 1 tiếng 54 phút sau khi tàu vào quỹ đạo, Châu Phi đã là ban ngày cũng như Nam Cực được Mặt Trời chiếu sáng, và đó là lý do hình ảnh Hòn bi ve xanh chụp phần bán cầu thấy được Châu Phi và Châu Nam Cực.
Trong hình có thể thấy được phần đất liền kéo dài từ Địa Trung Hải đến Nam Cực. Đây là lần đầu tiên một sứ mệnh Apollo có thể ở vị trí thuận lợi để chụp Nam Cực. Bán cầu nam của Trái Đất lúc này đang bị che phủ bởi những đám mây dày.
Có thể nhìn thấy hầu hết đường bờ biển của Châu Phi, Bán đảo Ả Rập nằm về đông bắc Châu Phi. Hòn đảo lớn ngoài khơi Châu Phi là Madagascar. Lục địa Châu Á ở đường chân trời phía đông bắc.
Ở góc trên bên phải của hình ảnh có thể thấy được cơn bão Tamil Nadu. Cơn bão này đã gây ngập lụt nặng nề cho bang Tamil Nadu của Ấn Độ vào ngày 5/12, tức chỉ hai ngày trước khi hình ảnh này được chụp.
Các phi hành gia đã sử dụng máy ảnh Hasselblad 70 mm với ống kính Zeiss 80 mm để chụp hình ảnh này. NASA ghi công tác giả là tất cả phi hành gia trên sứ mệnh, gồm Eugene Cernan, Ronald Evans và Jack Schmitt, mặc dù trên thực tế chính phi hành gia Jack Schmitt mới là người đã thực hiện chụp bức ảnh.
Trước Hòn bi ve xanh, đã có nhiều bức ảnh khác cũng chụp rõ toàn bộ bề mặt Trái Đất. Nhưng hình ảnh của sứ mệnh Apollo 17 được sử dụng rất nhiều ở những chiến dịch về bảo vệ môi trường trong suốt thập niên 1970, cho thấy sự mong manh và dễ bị tổn thương của địa cầu giữa vũ trụ bao la. Người lưu trữ Mike Gentry của NASA cho biết đây là hình ảnh lan truyền rộng rãi nhất trong lịch sử nhân loại.
Apollo 17 là sứ mệnh đầu tiên của Hoa Kỳ được phóng đi vào ban đêm, là tàu có người lái cuối cùng được phóng đi bởi tên lửa Saturn V, là sứ mệnh Apollo cuối cùng, là lần cuối cùng con người ra ngoài và đi bộ ở quỹ đạo tầm thấp Trái Đất, cũng như là sứ mệnh cuối cùng con người đặt chân lên Mặt Trăng, từ đó đến nay không có ai ghé lại Mặt Trăng nữa.
Sứ mệnh này cũng phá vỡ nhiều kỷ lục về thăm dò không gian, như thu thập được mẫu vật đá Mặt Trăng lớn nhất, thời gian hạ cánh ở Mặt Trăng lâu nhất, hoạt động đi bộ và thăm dò nghiên cứu khoa học bên ngoài của các phi hành gia lâu nhất, cũng như lưu lại quỹ đạo Mặt Trăng lâu nhất.
> Tải hình ảnh lớn.
Tuấn Anh
theo NASA, Wikipedia English