Header Ads

Kính Hubble phát hiện một vệ tinh mới của Sao Hải Vương

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA vừa phát hiện ra một vệ tinh mới của Sao Hải Vương, đây là vệ tinh thứ 14 từng được biết đến của hành tinh khí xanh khổng lồ này.

Vệ tinh mới được phát hiện có tên gọi là S/2004 N 1, ước tính khoảng cách không quá 19 km (12 dặm) và nó là vệ tinh nhỏ nhất của Sao Hải Vương. Vệ tinh này quá nhỏ và quá xa nên nó mờ nhạt hơn những ngôi sao khó có thể thấy được bằng mắt thường trên bầu trời đến 100 triệu lần, và thậm chí nó còn không bị phát hiện bởi tàu Voyager 2 của NASA khi tàu này thăm dò các vệ tinh và vành đai của Sao Hải Vương vào năm 1989.

Hình ảnh tổng hợp từ dữ liệu của kính Hubble cho thấy vị trí của vệ tinh mới được phát hiện. Hình ảnh đen trắng xung quanh được kính Hubble chụp vào đầu năm 2009 với ống kính Wide Field Camera 3 của mình, còn hình ảnh màu ở giữa được chụp vào tháng 8 cùng năm đó. Credit : NASA, ESA, Mark Showalter/Viện nghiên cứu SETI.
Hình ảnh tổng hợp từ dữ liệu của kính Hubble cho thấy vị trí của vệ tinh mới được phát hiện. Hình ảnh đen trắng xung quanh được kính Hubble chụp vào đầu năm 2009 với ống kính Wide Field Camera 3 của mình, còn hình ảnh màu ở giữa được chụp vào tháng 8 cùng năm đó. Credit : NASA, ESA, Mark Showalter/Viện nghiên cứu SETI.

Mark Showalter thuộc Viện nghiên cứu SETI ở Mountain View, California tìm thấy một vệ tinh mới của Sao Hải Vương vào ngày 1/7 vừa qua khi ông đang nghiên cứu về các vành đai mờ nhạt xung quanh hành tinh này.

Biểu đồ cho thấy những vệ tinh gần Sao Hải Vương. Credit : NASA, ESA, and A. Feild (STScI).
Biểu đồ cho thấy những vệ tinh gần Sao Hải Vương. Credit : NASA, ESA, and A. Feild (STScI).

Việc phát hiện vệ tinh mới này liên quan đến sự theo dõi chuyển động của một chấm trắng xuất hiện nhiều lần trong hơn 150 tấm hình chụp Sao Hải Vương bởi kính Hubble từ năm 2004 đến năm 2009. Chấm trắng này nằm giữa quỹ đạo của hai vệ tinh Larissa và Proteus và nó hoàn thành một vòng quay xung quanh Sao Hải Vương mất 23 giờ.

Mark Showalter sẽ nhận được giải thưởng Eagle Eyes (Đôi mắt Đại bàng) năm 2013 vì phát hiện này.

Anh Tuấn Nguyễn theo NASA