Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Hỏa Tinh có sao Bắc cực không ?

Sao Bắc cực của Trái Đất là ngôi sao Polaris vì nó nằm gần thiên cực bắc của Trái Đất. Thế hành tinh Hỏa thì sao ? Hành tinh Hỏa cũng có một sao Bắc cực, nhưng nó quá mờ nhạt trên bầu trời.

Hoàng hôn ở hành tinh Hỏa chụp hình bởi Tàu thăm dò hành tinh Hỏa Spirit vào năm 2005. Credit :NASA.
Hoàng hôn ở hành tinh Hỏa chụp hình bởi Tàu thăm dò hành tinh Hỏa Spirit vào năm 2005. Credit :NASA.

Hành tinh hàng xóm của chúng ta có một sao Bắc cực. Và nó có phải là sao Polaris giống trên Trái Đất hay không ? Đã có bao nhiêu sao Bắc cực trên bầu trời đêm của hành tinh Hỏa ?

Tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều xoay quanh Mặt Trời và tự xoay quanh trục của nó, Trái Đất hoàn thành một vòng quay quanh trục mất khoảng 24 giờ. Khi kéo dài trục của hành tinh thành một đường tưởng tượng vào không gian về hướng bắc, bạn sẽ bắt gặp một ngôi sao và ngôi sao đó được gọi là sao Bắc cực, trong tiếng Anh gọi sao Bắc cực là pole star hay North Star. Trên Trái Đất, sao Bắc cực là sao Polaris.

Tuy nhiên, Trái Đất của chúng ta không có sao Nam cực, vì những ngôi sao gần thiên cực nam nhất cũng cách thiên cực nam đến 9 độ trời. Thế, hành tinh Hỏa có sao Bắc cực hay sao Nam cực không ?

Câu trả lời là có một sao Bắc cực mờ và một sao Nam cực với độ sáng khiêm tốn. Khi nhìn lên bầu trời bán cầu bắc của hành tinh Hỏa, sao Bắc cực là một ngôi sao cách thiên cực bắc của hành tinh Hỏa khoảng nửa độ trời - gần hơn sao Polaris cách thiên cực bắc của Trái Đất. Nhưng trong khi sao Polaris của chúng ta tương đối sáng (sáng thứ 45 trên bầu trời đêm Trái Đất) thì sao Bắc cực của hành tinh Hỏa lại tương đối mờ.

Thiên cực bắc của hành tinh Hỏa là một điểm nằm ở giữa đường đi từ sao Deneb - ngôi sao sáng nhất của chòm sao Cygnus (Thiên Nga) đến sao Alderamin - ngôi sao sáng nhất của chòm sao Cepheus (Tiên Vương) trên bầu trời đêm. Hình dưới đây là thiên cực bắc trên bầu trời hành tinh Hỏa.


Trong khi đó, khi nhìn từ bầu trời nam bán cầu của hành tinh Hỏa, thì sao Kappa Velorum - ngôi sao sáng trong chòm sao Vela (Thuyền Phàm) là sao Nam cực khi nó cách thiên cực nam chỉ khoảng 3 độ trời.

Mặt khác, nếu bạn ngắm sao ở hành tinh Hỏa thì bạn sẽ thấy quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất mỗi tháng một lần. Khi nhìn từ Trái Đất, bạn sẽ không thấy được mặt trăng của hành tinh Hỏa nhưng cả Trái Đất và Mặt Trăng đều được nhìn thấy được khá dễ dàng như là những ngôi sao nhỏ trên bầu trời đêm hành tinh Hỏa.

Sao Kim là hành tinh tỏa sáng trên bầu trời hoàng hôn và bình minh của Trái Đất (xem bài viết), còn Trái Đất là hành tinh sáng và chiều trên bầu trời hành tinh Hỏa. Khi bạn quan sát qua kính thiên văn ở hành tinh Hỏa, bạn sẽ thấy Mặt Trăng của Trái Đất như là trăng lưỡi liềm.

Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky