Header Ads

Ngày này năm xưa : Người Mỹ và người Nga gặp mặt nhau trong không gian

Ngày 17/7/1975, Xô Viết và Hoa Kỳ bắt tay vào thực hiện dự án không gian thử nghiệm liên quốc gia tên là Apollo-Soyuz. Nó đánh dấu mức độ căng thẳng giảm dần sau một thời gian dài mối quan hệ giữa hai siêu cường quốc thế giới rất căng thẳng. Tàu Soyuz của Nga và tàu Apollo của Mỹ thực hiện chuyến bay kéo dài 7 tiếng rưỡi vào ngày 15 và gặp nhau vào ngày 17/7. Ba tiếng đồng hồ sau đó, thế giới được theo dõi trực tiếp hai chỉ huy của sứ mệnh này làm việc, Tom Stafford và Alexey Leonov đã thực hiện cái bắt tay đầu tiên ngoài không gian.

Phi hành gia Thomas Stafford (ở phía trước) và phi hành gia Aleksei Leonov làm cái bắt tay lịch sử. Credit : NASA. Xem hình ảnh với kích cỡ đầy đủ.

Dự án Apollo-Soyuz đã chính thức hoạt động, nhưng nó không diễn ra suôn sẻ một cách dễ dàng, những kỹ sư ở dưới mặt đất đã làm việc hết năng suất để hai phi thuyền tương thích và có thể ghép nối với nhau. Trong khi đó, các phi hành gia đã tìm hiểu ngôn ngữ và phong tục của nhau.

Hai con tàu mất 44 tiếng đồng hồ để có thể ghép nối lại với nhau, đây là sứ mệnh hàn gắn lại mối quan hệ giữa hai nước mà trước đây từng rất căng thẳng. Sau này, một số tàu con thoi của Mỹ cũng đã ghép nối với tàu của Xô Viết và vẫn còn ở trên quỹ đạo dù cho Xô Viết đã bị sụp đổ.

Vào ngày 24/5/1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon (l) và Thủ tướng Nga Alexei Kosygin cùng ký một thỏa thuận để mở đường cho các dự án khoa học sắp tới. Thỏa thuận này đánh dấu việc căng thẳng đã dịu bớt đi trong quan hệ giữa hai nước. Credit : NASA. Xem hình ảnh với kích cỡ đầy đủ.

Hiện nay, cả hai nước đã làm việc cùng nhau và thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ bảo trì Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky