Nhật thực hình khuyên vào ngày 10/5 tới
Người dân một phần Đông Nam Á, châu Úc và phía nam Thái Bình Dương sẽ được quan sát hiện tượng nhật thực hình khuyên vào sáng ngày 10/5 tới đây. Mặt Trăng sẽ che khuất Mặt Trời lúc cực đại là 95%, nếu bạn sống trong khu vực quan sát được thì đừng quên xem nó và cũng đừng quên đeo kính bảo vệ vào để quan sát nhé.
Hiện tượng nhật thực hình khuyên còn được gọi là Chiếc nhẫn lửa, tại sao lại như thế ? Nhật thực toàn phần là Mặt Trăng che Mặt Trời hoàn toàn khi quan sát từ Trái Đất, và bầu trời sẽ tối sầm lại vì Mặt Trăng đã che khuất ánh sáng Mặt Trời. Còn nhật thực vành khuyên thì khác, Mặt Trăng chỉ che một phần lớn của Mặt Trời (vào ngày 10/5 tới thì Mặt Trăng sẽ che khuất 95% Mặt Trời), và phần còn lại không bị che khuất sẽ sáng và bọc quanh phần tối, nhìn nó như một chiếc nhẫn.
> Lần nhật thực hình khuyên này, VIỆT NAM SẼ KHÔNG THỂ QUAN SÁT ĐƯỢC, tuy nhiên nếu những bạn nào sống trong vùng quan sát được thì hãy nhớ thêm vào ghi chú của mình để không bỏ qua nó nhé.
Nhật thực sẽ bắt đầu từ những thành phố Tennant Creek, Alice Springs ở bang Northern Territory miền tây bắc nước Úc lúc 4 giờ 25 sáng ngày 10/5 (giờ Việt Nam), tức là 7 giờ 25 sáng ngày 10/5 (giờ Tây Úc). Sau đó nhật thực sẽ rời khỏi trung tâm lục địa Úc và đến Cairns để hàng ngàn người dân nơi đây theo dõi, thị trấn Cooktown, bán đảo Cliff và công viên quốc gia Flinders Group cũng sẽ được chiêm ngưỡng chiếc nhẫn lửa này.
Phần còn lại của nước Úc sẽ được quan sát nhật thực MỘT phần, trừ khu vực phía tây ngoài cùng. Mặt Trời sẽ bị che khuất 36% ở Melbourne vào lúc 8 giờ 50 sáng, 38% ở Canberra, 39% ở Sydney và 52% ở Brisbane lúc 8 giờ 55 sáng (giờ địa phương). Hiện tượng nhật thực một phần cũng sẽ quan sát được ở miền nam Philippin, miền đông Indonesia, thành phố Auckland của New Zealand (ở Auckland, Mặt Trời chỉ bị che khuất 8%).
Khi nhật thực ra đến ngoài khơi nam Thái Bình Dương, thì bán đảo Hula của quốc gia Papua New Guinea và hòn đảo Solomon ở phía bắc sẽ được chiêm ngưỡng nhật thực kéo dài 6 phút.
Hawaii và bờ biển phía tây của Baja California cũng sẽ thấy được nhật thực một phần, nơi đây sẽ quan sát được Mặt Trời bị che khuất 44%.
Khác với nguyệt thực, khi quan sát nhật thực bạn phải đeo các thiết bị bảo vệ mắt. Tuyệt đối không được nhìn trực tiếp nhật thực qua kính thiên văn hay ống nhòm mà chỉ được nhìn qua khi có màng lọc. Bạn có thể hướng ống nhòm xuống đất để thấy nhật thực trên mặt đất, hay đặt tờ giấy xuống thấp để thấy bóng của chúng in lên đó.
Lần nhật thực tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 3/11/2013 và sẽ quan sát được ở Châu Phi, nam Châu Âu và bắc Đại Tây Dương.
Nhật thực hình khuyên ngày 21/5/2012 ở Nhật Bản chụp bởi Masaru Kamikura. Tải hình về (3840 x 2160 – 2.1 MB)
Hiện tượng nhật thực hình khuyên còn được gọi là Chiếc nhẫn lửa, tại sao lại như thế ? Nhật thực toàn phần là Mặt Trăng che Mặt Trời hoàn toàn khi quan sát từ Trái Đất, và bầu trời sẽ tối sầm lại vì Mặt Trăng đã che khuất ánh sáng Mặt Trời. Còn nhật thực vành khuyên thì khác, Mặt Trăng chỉ che một phần lớn của Mặt Trời (vào ngày 10/5 tới thì Mặt Trăng sẽ che khuất 95% Mặt Trời), và phần còn lại không bị che khuất sẽ sáng và bọc quanh phần tối, nhìn nó như một chiếc nhẫn.
> Lần nhật thực hình khuyên này, VIỆT NAM SẼ KHÔNG THỂ QUAN SÁT ĐƯỢC, tuy nhiên nếu những bạn nào sống trong vùng quan sát được thì hãy nhớ thêm vào ghi chú của mình để không bỏ qua nó nhé.
Nhật thực sẽ bắt đầu từ những thành phố Tennant Creek, Alice Springs ở bang Northern Territory miền tây bắc nước Úc lúc 4 giờ 25 sáng ngày 10/5 (giờ Việt Nam), tức là 7 giờ 25 sáng ngày 10/5 (giờ Tây Úc). Sau đó nhật thực sẽ rời khỏi trung tâm lục địa Úc và đến Cairns để hàng ngàn người dân nơi đây theo dõi, thị trấn Cooktown, bán đảo Cliff và công viên quốc gia Flinders Group cũng sẽ được chiêm ngưỡng chiếc nhẫn lửa này.
Phần còn lại của nước Úc sẽ được quan sát nhật thực MỘT phần, trừ khu vực phía tây ngoài cùng. Mặt Trời sẽ bị che khuất 36% ở Melbourne vào lúc 8 giờ 50 sáng, 38% ở Canberra, 39% ở Sydney và 52% ở Brisbane lúc 8 giờ 55 sáng (giờ địa phương). Hiện tượng nhật thực một phần cũng sẽ quan sát được ở miền nam Philippin, miền đông Indonesia, thành phố Auckland của New Zealand (ở Auckland, Mặt Trời chỉ bị che khuất 8%).
Đồ họa bởi Michael Zeiler.
Khi nhật thực ra đến ngoài khơi nam Thái Bình Dương, thì bán đảo Hula của quốc gia Papua New Guinea và hòn đảo Solomon ở phía bắc sẽ được chiêm ngưỡng nhật thực kéo dài 6 phút.
Hawaii và bờ biển phía tây của Baja California cũng sẽ thấy được nhật thực một phần, nơi đây sẽ quan sát được Mặt Trời bị che khuất 44%.
Nơi xem được Nhật thực hình khuyên là một địa điểm ở giữa biển Thái Bình Dương, nên tất cả các khu vực trên đất liền trong vùng quan sát được chỉ quan sát được nhật thực một phần.
Khác với nguyệt thực, khi quan sát nhật thực bạn phải đeo các thiết bị bảo vệ mắt. Tuyệt đối không được nhìn trực tiếp nhật thực qua kính thiên văn hay ống nhòm mà chỉ được nhìn qua khi có màng lọc. Bạn có thể hướng ống nhòm xuống đất để thấy nhật thực trên mặt đất, hay đặt tờ giấy xuống thấp để thấy bóng của chúng in lên đó.
Lần nhật thực tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 3/11/2013 và sẽ quan sát được ở Châu Phi, nam Châu Âu và bắc Đại Tây Dương.
Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ EarthSky.org và Wikipedia