Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Hố đen của Ngân hà đang nuốt chửng những dòng khí nóng

Kính viễn vọng không gian Herschel đã quan sát được một chi tiết rất đáng ngạc  nhiên của những dòng khí nóng quay xung quanh hay đổ dồn về hướng hố đen khổng lồ ẩn nấp ở tâm Ngân hà. Herschel là một sứ mệnh của Cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu (ESA) với sự hợp tác quan trọng của NASA. “Hố đen dường như đang nuốt khí nóng” – Paul Goldsmith – nhà khoa học dự án người Mỹ làm việc tại phòng thí nghiệm phản lực đẩy của kính Herschel của NASA ở Pasadena, California cho biết – “Điều này cho chúng ta biết về cách hố đen siêu khổng lồ phát triển”.


Hình : Mô phỏng Ngân hà và vùng tâm hoạt động của nó với các dòng khí nóng có màu vàng cam. Credit : ESA. Tải hình về (4096 x 2048 – 488 KB)



Hố đen trong dải Ngân hà của chúng ta nằm trong một khu vực được gọi là Sagittarius A hoặc gọi tắt là Sgr A, nơi này phát ra rất nhiều nguồn sóng vô tuyến. Hố đen có khối lượng gấp khoảng 4 triệu lần so với Mặt Trời và cách hệ Mặt Trời của chúng ta khoảng 26.000 năm ánh sáng. Cho dù ở khoảng cách đó, nó vẫn là một khoảng cách gần so với các thiên hà có hố đen khác, làm cho nó trở thành một phòng thí nghiệm tự nhiên để nghiên cứu môi trường xung quanh các hố đen. Ở bước sóng hồng ngoại của kính Herschel, các nhà khoa học có thể nhìn xuyên qua các đám bụi khí hỗn độn trong dải Ngân hà và nghiên cứu rất cụ thể về các nó.

Bất ngờ lớn nhất là nhiệt độ trong khu vực trung tâm của dải Ngân hà, nhiệt độ thấp nhất nơi đây là khoảng 1000 độ C, nóng hơn nhiều so với những đám mây ở khu vực liên sao mà thường có nhiệt độ vào khoảng âm 273 độ C (~0 độ K). Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng lượng khí thải ra từ những cú va chạm từ tính mạnh có thể đóng góp vào một phần đáng kể làm gia tăng nhiệt độ nơi đây. Những vụ va chạm như thế có thể được gây ra do sự va chạm giữa các đám mây khí, hoặc do vật chất nóng chảy ở tốc độ cao.

Sử dụng những quan sát cận hồng ngoại, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra đám mây khí nhỏ có khối lượng xấp xỉ với khối lượng của Trái Đất đang di chuyển theo hình xoắn ốc về hướng hố đen. Đám mây này nằm gần hơn những đối tượng khác mà kính Herschel nghiên cứu, nên có thể nó sẽ bị nuốt chửng vào cuối năm nay. Những tàu vũ trụ, bao gồm Kính viễn vọng quang phổ hạt nhân (NuSTAR) của NASA và đài quan sát tia X Chandra sẽ theo dõi những nơi nào có tia X khi hố đen ăn xong bữa ăn của mình.
Anh Tuấn Nguyễn theo ScienceDaily.com