Sao chổi ISON ngoạn mục vào cuối năm 2013
Các nhà thiên văn học đã vui mừng khi phát hiện một sao chổi vào cuối năm 2012 vừa qua. Thời gian đến gần Mặt Trời nhất của sao chổi này là vào ngày 28/11/2013, nó có thể trở thành thiên thể nổi bật nhất bầu trời vì có thể quan sát được bằng mắt thường ngay cả ban ngày, sao chổi này được gọi là C/2012 S1 (ISON). Tất cả mọi người trên khắp thế giới đều có thể quan sát nó, và dĩ nhiên bạn cũng thế, vì thế hãy đánh dấu những mốc thời gian quan trọng dưới đây vào lịch của mình để không quên nhé.
Sao chổi ISON sẽ cách Mặt Trời chỉ 1,2 triệu km vào ngày 28/11, khoảng cách đó gần hơn cả trăm lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Nếu sao chổi đến quá gần Mặt Trời thì nó sẽ bị vỡ tung thành hàng trăm mảnh, nhưng nếu mọi chuyện tốt đẹp, thì nó sẽ trở thành rất sáng trên bầu trời đêm tháng 12 năm nay.
Dưới đây là Các mốc thời gian quan trọng
Tháng 8 và tháng 9. Bạn sẽ quan sát được sao chổi ISON qua ống nhòm hay chiếc kính thiên văn nhỏ tại những nơi quan sát thật tối và thời tiết thật tốt.
Tháng 10. Sao chổi ISON sẽ quan sát được bằng mắt thường, nhưng chỉ trong những ngày đầu của tháng. Sao chổi sẽ xuất hiện ở chòm sao Leo (Sư Tử) rồi lên cao dần ở ngôi sao sáng Regulus của chòm Leo và đến gần Sao Hỏa trên bầu trời. Lúc này bạn phải nhờ đến những ngôi sao sáng gần đó để tìm ra sao chổi ISON, vì nó còn quá nhỏ để có thể phát hiện dễ dàng trên bầu trời.
Tháng 11. Sao chổi ISON sẽ tiếp tục tỏa sáng và đến cuối tháng nó sẽ đến điểm cận nhật của mình. Sao chổi ISON lúc này sẽ nằm gần ngôi sao Spica và Sao Thổ, tất cả chúng đều nằm trong chòm sao Virgo (Xử Nữ). Nó sẽ đến điểm cận nhật (là điểm gần nhất giữa thiên thể so với Mặt Trời) của chính mình vào ngày 28/11, khoảng cách giữa ISON và Mặt Trời là 1,2 triệu km, đây là khoảng thời gian rất thú vị. Khi nó đến gần Mặt Trời, nhiệt độ cao làm băng, bụi trên sao chổi bốc hơi và kéo dài thành một cái đuôi sáng rực rỡ, nhưng nếu nó đến quá gần, thì nó sẽ bị vỡ tan thành trăm mảnh – và đây là điều thường gặp ở các sao chổi trước đây. Một vài dự đoán cho rằng sao chổi ISON sẽ sáng hơn cả trăng rằm, điều này làm cho nó có thể quan sát được trên bầu trời kể cả vào ban ngày trong một thời gian ngắn.
Tháng 12. Giả sử sao chổi ISON còn sống sót sau khi đi qua Mặt Trời thì nó sẽ xuất hiện trên bầu trời hoàng hôn sau khi Mặt Trời lặn và trên bầu trời bình minh trước khi Mặt Trời mọc. Khi nó đến gần chúng ta, nó sẽ sáng như những hành tinh khác như Sao Kim, và nó cần một cái đuôi dài và sáng để dân cư trên khắp thế giới có thể nhận ra nó một cách rất dễ dàng.
Tháng 1 năm 2014. Sao chổi ISON vẫn có thể quan sát được bằng mắt thường ? Hy vọng là thế. Ngày 8/1/2014, sao chổi ISON nằm cách sao Bắc cực (Polaris) chỉ 2 độ trời.
Nó sẽ sáng như thế nào ? Đuôi của nó dài bao nhiêu ? Nó sẽ tỏa sáng trong bao lâu ? Và còn nhiều câu hỏi khác nữa, mà hiện tại không ai có thể trả lời được, nhưng nhiều người đang mong chờ vào sao chổi này.
Ai đã khám phá ra sao chổi ISON ? Các nhà khoa học đông Âu và nước Nga đã công bố phát hiện sao chổi mới vào ngày 24/9/2012, lúc đó nó có độ sáng biểu kiến là 18,8 – nói dễ hiểu thì nó vô cùng mờ nhạt trên bầu trời. Vitali Nevski ở Vitebsk Belarus và Artyom Novichonok ở Kondopoga, Nga đã chụp những bức hình CCD vào ngày 21/9 với một chiếc kính phản xạ 0,4 m f/3 của Mạng lưới Quang-Khoa học quốc tế (International Scientific Optical Network - ISON) ở Kislovodsk, Nga. Sau đó, các nhà thiên văn tại đài quan sát Remanzacco, nước Ý đã xác nhận sự tồn tại của sao chổi dựa vào hình ảnh trên.
Đã từng có một thời gian dài, sao chổi được xem là điềm xấu, là dấu hiệu của ngày tận thế. Ngày nay chúng ta biết rõ rằng chúng chỉ là những vị khách tham quan hệ Mặt Trời của chúng ta, sau khi đánh một vòng tại Mặt Trời, chúng sẽ đi xa dần vào không gian và có thể sẽ không bao giờ trở lại.
Dĩ nhiên, sao chổi không có quyền được lựa chọn cách sống như thế nào trong quãng đời còn lại của nó, nó có thể vỡ tan tành thành trăm mảnh như sao chổi Elenin vào tháng 8/2011. Nhưng nếu may mắn, nó sẽ sống sót như sao chổi Lovejoy vào cuối năm 2011, và nó sẽ trình diễn vẻ đẹp của mình cho cư dân trên Trái Đất chiêm ngưỡng.
Vào ngày 10/4 vừa qua, kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được một bức hình xinh đẹp về sao chổi C/2012 S1 (ISON), sao chổi này hiện đang tiến gần về Mặt Trời và đã vượt qua khỏi quỹ đạo của Sao Mộc. Hình ảnh này được chụp bởi Camera Wide Field thế hệ thứ 3 của kính Hubble khi sao chổi ISON cách Trái Đất khoảng 643 triệu km và cách Mặt Trời khoảng 621 triệu km. Credit : NASA, ESA, J.-Y. Li (Viện Khoa học Planetary), và Đội Khoa học nghiên cứu sao chổi ISON của Hubble. Tải hình về (1470 x 1470 – 150 KB).
Sao chổi ISON sẽ cách Mặt Trời chỉ 1,2 triệu km vào ngày 28/11, khoảng cách đó gần hơn cả trăm lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Nếu sao chổi đến quá gần Mặt Trời thì nó sẽ bị vỡ tung thành hàng trăm mảnh, nhưng nếu mọi chuyện tốt đẹp, thì nó sẽ trở thành rất sáng trên bầu trời đêm tháng 12 năm nay.
Sao chổi ISON trên bầu trời hướng đông rạng sáng ngày 10/12/2013. Hình mô phỏng bởi Dave Eagle tại trang www.eagleseye.me.uk
Còn đây là sao chổi ISON trên bầu trời hướng tây vào chiều hoàng hôn ngày 18/12/2013. Hình mô phỏng bởi Dave Eagle tại trang www.eagleseye.me.uk
Dưới đây là Các mốc thời gian quan trọng
Tháng 8 và tháng 9. Bạn sẽ quan sát được sao chổi ISON qua ống nhòm hay chiếc kính thiên văn nhỏ tại những nơi quan sát thật tối và thời tiết thật tốt.
Tháng 10. Sao chổi ISON sẽ quan sát được bằng mắt thường, nhưng chỉ trong những ngày đầu của tháng. Sao chổi sẽ xuất hiện ở chòm sao Leo (Sư Tử) rồi lên cao dần ở ngôi sao sáng Regulus của chòm Leo và đến gần Sao Hỏa trên bầu trời. Lúc này bạn phải nhờ đến những ngôi sao sáng gần đó để tìm ra sao chổi ISON, vì nó còn quá nhỏ để có thể phát hiện dễ dàng trên bầu trời.
Tháng 11. Sao chổi ISON sẽ tiếp tục tỏa sáng và đến cuối tháng nó sẽ đến điểm cận nhật của mình. Sao chổi ISON lúc này sẽ nằm gần ngôi sao Spica và Sao Thổ, tất cả chúng đều nằm trong chòm sao Virgo (Xử Nữ). Nó sẽ đến điểm cận nhật (là điểm gần nhất giữa thiên thể so với Mặt Trời) của chính mình vào ngày 28/11, khoảng cách giữa ISON và Mặt Trời là 1,2 triệu km, đây là khoảng thời gian rất thú vị. Khi nó đến gần Mặt Trời, nhiệt độ cao làm băng, bụi trên sao chổi bốc hơi và kéo dài thành một cái đuôi sáng rực rỡ, nhưng nếu nó đến quá gần, thì nó sẽ bị vỡ tan thành trăm mảnh – và đây là điều thường gặp ở các sao chổi trước đây. Một vài dự đoán cho rằng sao chổi ISON sẽ sáng hơn cả trăng rằm, điều này làm cho nó có thể quan sát được trên bầu trời kể cả vào ban ngày trong một thời gian ngắn.
Tháng 12. Giả sử sao chổi ISON còn sống sót sau khi đi qua Mặt Trời thì nó sẽ xuất hiện trên bầu trời hoàng hôn sau khi Mặt Trời lặn và trên bầu trời bình minh trước khi Mặt Trời mọc. Khi nó đến gần chúng ta, nó sẽ sáng như những hành tinh khác như Sao Kim, và nó cần một cái đuôi dài và sáng để dân cư trên khắp thế giới có thể nhận ra nó một cách rất dễ dàng.
Tháng 1 năm 2014. Sao chổi ISON vẫn có thể quan sát được bằng mắt thường ? Hy vọng là thế. Ngày 8/1/2014, sao chổi ISON nằm cách sao Bắc cực (Polaris) chỉ 2 độ trời.
Nó sẽ sáng như thế nào ? Đuôi của nó dài bao nhiêu ? Nó sẽ tỏa sáng trong bao lâu ? Và còn nhiều câu hỏi khác nữa, mà hiện tại không ai có thể trả lời được, nhưng nhiều người đang mong chờ vào sao chổi này.
Lúc phát hiện ra nó vào tháng 9 năm 2012, sao chổi ISON đang nằm xa ở ngoài quỹ đạo của Sao Mộc. Credit : Đài quan sát Remanzacco.
Quỹ đạo của sao chổi khi nó đi tham quan bên trong hệ Mặt Trời vào cuối năm nay. Credit : Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA.
Ai đã khám phá ra sao chổi ISON ? Các nhà khoa học đông Âu và nước Nga đã công bố phát hiện sao chổi mới vào ngày 24/9/2012, lúc đó nó có độ sáng biểu kiến là 18,8 – nói dễ hiểu thì nó vô cùng mờ nhạt trên bầu trời. Vitali Nevski ở Vitebsk Belarus và Artyom Novichonok ở Kondopoga, Nga đã chụp những bức hình CCD vào ngày 21/9 với một chiếc kính phản xạ 0,4 m f/3 của Mạng lưới Quang-Khoa học quốc tế (International Scientific Optical Network - ISON) ở Kislovodsk, Nga. Sau đó, các nhà thiên văn tại đài quan sát Remanzacco, nước Ý đã xác nhận sự tồn tại của sao chổi dựa vào hình ảnh trên.
Đã từng có một thời gian dài, sao chổi được xem là điềm xấu, là dấu hiệu của ngày tận thế. Ngày nay chúng ta biết rõ rằng chúng chỉ là những vị khách tham quan hệ Mặt Trời của chúng ta, sau khi đánh một vòng tại Mặt Trời, chúng sẽ đi xa dần vào không gian và có thể sẽ không bao giờ trở lại.
Sao chổi Lovejoy tỏa sáng trên bầu trời nam bán cầu vào cuối năm 2011. Hình ảnh này được chụp lại vào ngày 21/11/2011 ở Mandurah Esturary, gần Perth, miền tây nước Úc. Tác giả : Colin Legg.
Dĩ nhiên, sao chổi không có quyền được lựa chọn cách sống như thế nào trong quãng đời còn lại của nó, nó có thể vỡ tan tành thành trăm mảnh như sao chổi Elenin vào tháng 8/2011. Nhưng nếu may mắn, nó sẽ sống sót như sao chổi Lovejoy vào cuối năm 2011, và nó sẽ trình diễn vẻ đẹp của mình cho cư dân trên Trái Đất chiêm ngưỡng.
Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky.org