Vùng Đồi Marius và hang động trên Mặt Trăng
Liệu con người có thể sống bên dưới bề mặt Mặt Trăng? Điều hấp dẫn này là có khả năng xảy ra khi con tàu SELENE của Nhật Bản quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng đã chụp được hình ảnh của một cái hố kỳ lạ bên dưới vùng Đồi Marius của Mặt Trăng vào năm 2009. Cái hố đó có thể là một hồ dung nham cổ đại và dẫn xuống một hang động lớn bên dưới.
Dựa theo những quan sát từ Tàu Viễn thám Quỹ đạo Mặt Trăng (LRO) của NASA, cho thấy rằng miệng hố đồi Marius có thể nằm sâu khoảng 100 mét ở bên dưới và có thể mở rộng ra đến hàng trăm mét.
Mới đây, radar khảo sát xuyên mặt đất Mặt Trăng của tàu SELENE đã tiến hành phân tích vùng này lại lần nữa và tín hiệu trả lại cho thấy, hồ dung nham rộng lớn này có thể mở rộng đến hàng cây số và đủ lớn để chứa cả một thành phố.
Những vùng không gian trống như thế này có thể dùng để che chắn cho những khu sinh sống của con người ở Mặt Trăng trong tương lai, giúp chúng ta tránh khỏi sự dao động nhiệt lớn, bức xạ có hại từ Mặt Trời, những tia vũ trụ nguy hiểm. Hay thậm chí, những hang động này có thể bịt kín ở lối ra vào để sản xuất không khí thở được ở bên trong.
Những hồ dung nham này được hình thành từ khi núi lửa trên Mặt Trăng hoạt động mạnh mẽ vào hàng tỷ năm trước. Hình ảnh này là bề mặt của khu vực Đồi Marius được chụp vào những năm 1960 bởi sứ mệnh Lunar Obiter 2 của NASA. Hồ dung nham vùng đồi Marius là nơi lõm vào ở góc phải trên của hình ảnh, và nhìn từ trên cao là ảnh nhỏ nằm ở góc trái.
> Tải hình lớn
Vùng Đồi Marius và hang động trên Mặt Trăng. Hình ảnh: NASA, Lunar Orbiter 2; Ảnh nhỏ: Lunar Reconnaissance Orbiter. |
Dựa theo những quan sát từ Tàu Viễn thám Quỹ đạo Mặt Trăng (LRO) của NASA, cho thấy rằng miệng hố đồi Marius có thể nằm sâu khoảng 100 mét ở bên dưới và có thể mở rộng ra đến hàng trăm mét.
Mới đây, radar khảo sát xuyên mặt đất Mặt Trăng của tàu SELENE đã tiến hành phân tích vùng này lại lần nữa và tín hiệu trả lại cho thấy, hồ dung nham rộng lớn này có thể mở rộng đến hàng cây số và đủ lớn để chứa cả một thành phố.
Những vùng không gian trống như thế này có thể dùng để che chắn cho những khu sinh sống của con người ở Mặt Trăng trong tương lai, giúp chúng ta tránh khỏi sự dao động nhiệt lớn, bức xạ có hại từ Mặt Trời, những tia vũ trụ nguy hiểm. Hay thậm chí, những hang động này có thể bịt kín ở lối ra vào để sản xuất không khí thở được ở bên trong.
Những hồ dung nham này được hình thành từ khi núi lửa trên Mặt Trăng hoạt động mạnh mẽ vào hàng tỷ năm trước. Hình ảnh này là bề mặt của khu vực Đồi Marius được chụp vào những năm 1960 bởi sứ mệnh Lunar Obiter 2 của NASA. Hồ dung nham vùng đồi Marius là nơi lõm vào ở góc phải trên của hình ảnh, và nhìn từ trên cao là ảnh nhỏ nằm ở góc trái.
> Tải hình lớn
Khánh Duy
theo APOD