NGC 7635: Bong bóng trong biển cả vũ trụ
Trôi dạt giữa một biển sao và khí phát sáng, vật thể trôi nổi bồng bềnh ở ngay bên trái của trung tâm hình ảnh góc rộng này là NGC 7635, hay Tinh vân Bong bóng. Trải rộng trong không gian một vùng khoảng 10 năm ánh sáng, Tinh vân Bong bóng bé nhỏ này bị thổi đi bởi những cơn gió đến từ các ngôi sao khổng lồ.
Nằm trong một vùng phức hợp lớn của những đám mây khí bụi liên sao cách chúng ta khoảng 11.000 năm ánh sáng, bạn có thể tìm ra chúng ở ranh giới của chòm sao Đức vua Cepheus và Hoàng hậu Cassiopeia.
Trong cảnh tượng nghẹt thở này, còn có sự xuất hiện của cụm sao mở Messier 52 (thấp hơn về bên trái), nằm cách Trái Đất khoảng 5.000 năm ánh sáng. Phía trên bên phải của Tinh vân Bong bóng là một vùng phát xạ được định danh là Sh2-157 hay Tinh vân Móng vuốt.
Hình ảnh bạn đang xem được chụp phơi sáng trong 47 giờ (không liên tục) bằng cả kính quan sát trường nhìn góc rộng và góc hẹp, tạo ra khung ảnh trải rộng 3 độ trên bầu trời. Vùng trời này sẽ trải rộng 500 năm ánh sáng nếu ứng với vị trí của Tinh vân Bong bóng xa xôi.
> Tải hình lớn
NGC 7635: Bong bóng trong biển cả vũ trụ. Hình ảnh: Rolf Geissinger. |
Nằm trong một vùng phức hợp lớn của những đám mây khí bụi liên sao cách chúng ta khoảng 11.000 năm ánh sáng, bạn có thể tìm ra chúng ở ranh giới của chòm sao Đức vua Cepheus và Hoàng hậu Cassiopeia.
Trong cảnh tượng nghẹt thở này, còn có sự xuất hiện của cụm sao mở Messier 52 (thấp hơn về bên trái), nằm cách Trái Đất khoảng 5.000 năm ánh sáng. Phía trên bên phải của Tinh vân Bong bóng là một vùng phát xạ được định danh là Sh2-157 hay Tinh vân Móng vuốt.
Hình ảnh bạn đang xem được chụp phơi sáng trong 47 giờ (không liên tục) bằng cả kính quan sát trường nhìn góc rộng và góc hẹp, tạo ra khung ảnh trải rộng 3 độ trên bầu trời. Vùng trời này sẽ trải rộng 500 năm ánh sáng nếu ứng với vị trí của Tinh vân Bong bóng xa xôi.
> Tải hình lớn
Khánh Duy
theo APOD