Header Ads

Mặt Trăng đạt điểm cận địa tháng 10

Hôm nay ngày 25 tháng 10 năm 2017, Mặt Trăng ở xa Trái Đất nhất trong tháng này. Quỹ đạo của Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất không phải là một đường tròn hoàn hảo, mà nó là một hình elip, do đó sẽ có lúc Mặt Trăng đến gần Trái Đất nhất hoặc xa Trái Đất nhất trên quỹ đạo này.

Trăng mùng 6 âm lịch. Hình ảnh: Mitchell Spector/Enchanted Learning, LLC.
Trăng mùng 6 âm lịch. Hình ảnh: Mitchell Spector/Enchanted Learning, LLC.

Cứ mỗi tháng, Mặt Trăng sẽ có một lần đạt điểm cận địa – điểm gần Trái Đất nhất, và một lần đạt điểm viễn điện – điểm xa Trái Đất nhất. Và hôm nay, Mặt Trăng đạt điểm viễn địa tháng 10.

Cụ thể, Mặt Trăng sẽ ở xa Trái Đất nhất tháng 10 vào 21 giờ 24 phút tối ngày 25 tháng 10. Lúc này Mặt Trăng sẽ cách xa chúng ta 405.154 cây số, so với khoảng cách trung bình là 384.400 cây số và so với khoảng cách gần nhất là 363.104 cây số.

Mặt Trăng hôm nay sẽ nằm trong chòm sao Sagittarius (Cung thủ, hay Người bắn cung) từ chiều tối cho đến trước 21 giờ 30 phút. Mặt Trăng nằm gần nhóm sao Cái ấm trà của chòm sao Cung thủ, nơi có rất nhiều thiên thể thú vị dành cho bạn quan sát qua ống nhòm.

Thông tin ngoài lề. Khoảng cách của các điểm cận/viễn địa của từng tháng cũng khác nhau. Trong năm 2017, Mặt Trăng sẽ ở xa nhất vào lần đạt điểm viễn địa tháng 12, và ở gần nhất vào lần đạt cận địa tháng 5.

Và ngạc nhiên chưa này, cứ mỗi bốn năm thành một chu kỳ, thì thời gian Mặt Trăng đạt điểm cận địa và viễn địa sẽ lặp lại đúng y hệt (hoặc gần đúng ở một số tháng). Nghĩa là ngày này của năm 2021, Mặt Trăng sẽ ở xa Trái Đất nhất tháng 10.

Tại sao lại như vậy? Đó là cứ 53 tháng âm lịch sẽ có số ngày bằng với 4 năm dương lịch, cụ thể 27,55455 ngày (của tháng ÂL) x 53 (tháng ÂL) = 1460,3912 ngày; và 365,2425 ngày (của năm DL) x 4 (năm DL) = 1460,97 ngày.

Thật thú vị. Tối nay ra ngoài trời và nhìn lên Mặt Trăng, bạn sẽ quan sát Mặt Trăng bằng một đôi mắt khác, một đôi mắt chứa đầy kiến thức về 'chu kỳ của chị Hằng' đấy 🤓

Khánh Duy