Video timelapse: Cực quang rực rỡ đêm Thứ sáu ngày 13
Mặc cho không có vết đen nào trên bề mặt Mặt Trời, cũng như những hoạt động bùng phát trên Mặt Trời đã giảm ở mức thấp rõ rệt. Nhưng những làn điện tích từ các cơn gió Mặt Trời thoảng nhẹ qua Trái Đất, vẫn làm rực sáng một vùng trời rộng lớn ở đất nước Canada.
Vào một buổi tối Thứ sáu ngày 13 mát mẻ với tiết trời dễ chịu của mùa thu tại tỉnh Alberta miền nam Canada, nhiếp ảnh gia thiên văn Alan Dyer tìm đến bãi đất trống gần nhà để ghi lại hình ảnh đẹp mắt của những dải lụa phát sáng trên bầu trời.
Ở cái xứ này, người ta nhìn thấy cực quang có lẽ cũng nhiều như người Á Châu ăn cơm vậy. Ông cụ Alan tay xách nách mang nào là thiết bị chụp ảnh, chân máy, đồ nghề đo đạc các thông số khoa học khác. Ông đặt hết thảy chúng xuống đất rồi lấy một hơi thở dài, chiêm ngắm màn khiêu vũ ánh sáng giữa đất trời vô tận.
Bầu trời đêm như nằm trong từng tế bào hồng cầu chảy ngang dọc từ đại mạch đến tiểu mạch rồi mao mạch của ông cụ. Thoáng ông liếc nhìn lên bầu trời rồi tự nhẩm trong miệng, “Polaris – sao Bắc cực, cái gàu Bắc Đẩu đã ở thấp kia rồi, mùa đông sắp đến.”
Vươn vai thẳng dáng người, ông thiết lập thông số và máy móc như một thói quen trong tiềm thức. Chiếc máy ảnh đặt vững chãi lên chân máy, lắp từng loại ống kính vào để có nhiều góc ảnh khác nhau. Từ ống kính 24mm, rồi ống kính 14mm, ông cứ loay hoay trên tay những thứ đồ nghề quang học mà có vẻ không bận tâm lắm về thứ hiện tượng quang học trên cao kia.
Xong hết mọi thứ, ông tựa lưng vào chiếc ghế quen thuộc nhuốm màu thời gian của mình, trên tay là tách trà ấm cho một đêm se lạnh. Từng ngụm trà là từng loạt ảnh được chụp. Dễ khi có được mấy lúc thảnh thơi thế này, ông khép nhẹ hàng mi, nghĩ vu vơ một số chuyện, lại hớp một ngụm trà, rồi mở mắt ra khi đã chụp xong 200 bức ảnh.
Có lẽ do thói cẩn thận khi người ta ở bên kia dốc của cuộc đời, ông ghi chép vài dòng ngắn gọn vào tờ giấy dù rằng các thiết bị có ghi lại rất chi tiết, rằng “200 ảnh, mỗi ảnh cách nhau 3 giây, f/2, ISO 6400, ống kính Sigma 14mm, con máy Nikon D750.”
Nghe văng vẳng tiếng lách tách giữa khinh không. Màn đồng diễn ánh sáng đã đến đoạn cao trào, những vũ công photon không ngừng phô trương những động tác điêu luyện mà cùng tạo nên cả tấm màn ánh sáng vĩ đại, chuyển động liên hồi với muôn hình vạn trạng. Ông cụ Alan lấy làm phấn khích trong lòng, thế là tiếp tục cài đặt máy cho cảnh thứ hai.
Thời gian trôi nhanh vun vút, thoắt cái, đã thêm 1.300 hình ảnh nữa được chụp. Tiếng động rất khẽ của gương lật máy ảnh như hòa làm một với cái thứ tiếng động của những hạt điện tích tương tác với phân tử khí trong khí quyển tạo ra cực quang vậy. Nếu có thể đếm được, dám chừng cũng hơn một vạn âm thanh lọt vào đôi tai cụ.
Hướng đôi mắt đã ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hàng chục năm nhưng không mệt mỏi, ông Alan thấy rằng mình đã chớp được vòng cung chính của cực quang và những vân uốn lượn của tấm lụa đó, cả bầu trời chuyển sắc lục với sự tương tác của các hạt điện tích với phân tử khí nito và oxy đã nằm gọn trong chiếc thẻ nhớ.
Thu gom đồ đạc và rảo bước trở về nhà. Ông cảm thấy rất vui vì đã tự thưởng cho mình một buổi tối cuối tuần tuyệt vời. Ở cái tuổi này, ông đã được trầm trồ với bao nhiêu cảnh tượng kỳ vĩ của thiên nhiên. Bước ra sân sau nhà và ngước nhìn lên bầu trời đêm, buổi triển lãm những kỳ quan của bầu trời luôn ở đó và chờ đợi bạn.
Vào một buổi tối Thứ sáu ngày 13 mát mẻ với tiết trời dễ chịu của mùa thu tại tỉnh Alberta miền nam Canada, nhiếp ảnh gia thiên văn Alan Dyer tìm đến bãi đất trống gần nhà để ghi lại hình ảnh đẹp mắt của những dải lụa phát sáng trên bầu trời.
Cực quang rực sáng một vùng trời tại tỉnh Alberta, Canada vào Thứ sáu ngày 13, tháng 10 năm 2017 vừa qua. Hình ảnh: Alan Dyer. |
Ở cái xứ này, người ta nhìn thấy cực quang có lẽ cũng nhiều như người Á Châu ăn cơm vậy. Ông cụ Alan tay xách nách mang nào là thiết bị chụp ảnh, chân máy, đồ nghề đo đạc các thông số khoa học khác. Ông đặt hết thảy chúng xuống đất rồi lấy một hơi thở dài, chiêm ngắm màn khiêu vũ ánh sáng giữa đất trời vô tận.
Bầu trời đêm như nằm trong từng tế bào hồng cầu chảy ngang dọc từ đại mạch đến tiểu mạch rồi mao mạch của ông cụ. Thoáng ông liếc nhìn lên bầu trời rồi tự nhẩm trong miệng, “Polaris – sao Bắc cực, cái gàu Bắc Đẩu đã ở thấp kia rồi, mùa đông sắp đến.”
Vươn vai thẳng dáng người, ông thiết lập thông số và máy móc như một thói quen trong tiềm thức. Chiếc máy ảnh đặt vững chãi lên chân máy, lắp từng loại ống kính vào để có nhiều góc ảnh khác nhau. Từ ống kính 24mm, rồi ống kính 14mm, ông cứ loay hoay trên tay những thứ đồ nghề quang học mà có vẻ không bận tâm lắm về thứ hiện tượng quang học trên cao kia.
Xong hết mọi thứ, ông tựa lưng vào chiếc ghế quen thuộc nhuốm màu thời gian của mình, trên tay là tách trà ấm cho một đêm se lạnh. Từng ngụm trà là từng loạt ảnh được chụp. Dễ khi có được mấy lúc thảnh thơi thế này, ông khép nhẹ hàng mi, nghĩ vu vơ một số chuyện, lại hớp một ngụm trà, rồi mở mắt ra khi đã chụp xong 200 bức ảnh.
Có lẽ do thói cẩn thận khi người ta ở bên kia dốc của cuộc đời, ông ghi chép vài dòng ngắn gọn vào tờ giấy dù rằng các thiết bị có ghi lại rất chi tiết, rằng “200 ảnh, mỗi ảnh cách nhau 3 giây, f/2, ISO 6400, ống kính Sigma 14mm, con máy Nikon D750.”
Nghe văng vẳng tiếng lách tách giữa khinh không. Màn đồng diễn ánh sáng đã đến đoạn cao trào, những vũ công photon không ngừng phô trương những động tác điêu luyện mà cùng tạo nên cả tấm màn ánh sáng vĩ đại, chuyển động liên hồi với muôn hình vạn trạng. Ông cụ Alan lấy làm phấn khích trong lòng, thế là tiếp tục cài đặt máy cho cảnh thứ hai.
Thời gian trôi nhanh vun vút, thoắt cái, đã thêm 1.300 hình ảnh nữa được chụp. Tiếng động rất khẽ của gương lật máy ảnh như hòa làm một với cái thứ tiếng động của những hạt điện tích tương tác với phân tử khí trong khí quyển tạo ra cực quang vậy. Nếu có thể đếm được, dám chừng cũng hơn một vạn âm thanh lọt vào đôi tai cụ.
Hướng đôi mắt đã ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hàng chục năm nhưng không mệt mỏi, ông Alan thấy rằng mình đã chớp được vòng cung chính của cực quang và những vân uốn lượn của tấm lụa đó, cả bầu trời chuyển sắc lục với sự tương tác của các hạt điện tích với phân tử khí nito và oxy đã nằm gọn trong chiếc thẻ nhớ.
Thu gom đồ đạc và rảo bước trở về nhà. Ông cảm thấy rất vui vì đã tự thưởng cho mình một buổi tối cuối tuần tuyệt vời. Ở cái tuổi này, ông đã được trầm trồ với bao nhiêu cảnh tượng kỳ vĩ của thiên nhiên. Bước ra sân sau nhà và ngước nhìn lên bầu trời đêm, buổi triển lãm những kỳ quan của bầu trời luôn ở đó và chờ đợi bạn.
Khánh Duy