Những chú nòng nọc của IC 410
Hình ảnh cận cảnh có thể quan sát được qua kính thiên văn này cho thấy một tinh vân phát xạ mờ nhạt là IC 410. Tinh vân này nổi bật với hai đám bụi khí trông như hai chú nòng nọc bơi trong ao nước vũ trụ, đang nằm ở bên trái so với trung tâm của hình ảnh này.
Những đám mây bụi nằm ở phía trước đang che khuất một phần IC 410 và bao xung quanh nó khi nhìn từ Trái Đất, là NGC 1893, một cụm sao trẻ trong thiên hà của chúng ta. Được hình thành từ những đám mây liên sao vào đâu đó chỉ khoảng 4 triệu năm trước, những ngôi sao trong cụm rất nóng và rất sáng, bùng phát năng lượng ra bên ngoài.
Hai chú nòng nọc thật ra là thuộc về NGC 1893, chúng nằm ở phía trước và không liên quan đến IC 410, chúng chỉ trông có vẻ liên quan nhau khi quan sát từ Trái Đất. Hai đám khí có hình dạng nòng nọc đó tách rời với đám khí lớn nên chúng mát mẻ và ít năng lượng hơn, cả hai kéo dài khoảng 10 năm ánh sáng trong không gian thực tế.
Bị ảnh hưởng trực tiếp từ gió và bức xạ của các ngôi sao trong cụm sao nằm kế cạnh, phần đầu của hai chú nòng nọc vũ trụ này rực sáng bởi khí bụi bên trong nó bị ion hóa. IC 410 nằm cách chúng ta khoảng 10.000 năm ánh sáng trong khu vực chòm sao Auriga rất phong phú những tinh vân như thế này.
> Tải hình lớn (3365 px × 2957 px – 2,43 MB)
Những chú nòng nọc của IC 410. Hình ảnh: Juan Ignacio Jimenez. |
Những đám mây bụi nằm ở phía trước đang che khuất một phần IC 410 và bao xung quanh nó khi nhìn từ Trái Đất, là NGC 1893, một cụm sao trẻ trong thiên hà của chúng ta. Được hình thành từ những đám mây liên sao vào đâu đó chỉ khoảng 4 triệu năm trước, những ngôi sao trong cụm rất nóng và rất sáng, bùng phát năng lượng ra bên ngoài.
Hai chú nòng nọc thật ra là thuộc về NGC 1893, chúng nằm ở phía trước và không liên quan đến IC 410, chúng chỉ trông có vẻ liên quan nhau khi quan sát từ Trái Đất. Hai đám khí có hình dạng nòng nọc đó tách rời với đám khí lớn nên chúng mát mẻ và ít năng lượng hơn, cả hai kéo dài khoảng 10 năm ánh sáng trong không gian thực tế.
Bị ảnh hưởng trực tiếp từ gió và bức xạ của các ngôi sao trong cụm sao nằm kế cạnh, phần đầu của hai chú nòng nọc vũ trụ này rực sáng bởi khí bụi bên trong nó bị ion hóa. IC 410 nằm cách chúng ta khoảng 10.000 năm ánh sáng trong khu vực chòm sao Auriga rất phong phú những tinh vân như thế này.
> Tải hình lớn (3365 px × 2957 px – 2,43 MB)
Khánh Duy
theo APOD