Những dải ruy băng và ngọc quý trong Thiên hà xoắn ốc NGC 1398
Ở xung quanh tâm của các thiên hà xoắn ốc thường có một vòng tròn thật đẹp. Thiên hà xoắn ốc NGC 1398 không chỉ có một chiếc vòng được tạo nên từ những ngôi sao lấp lánh như ngọc trai cùng khí bụi bao quanh, mà còn có một vùng tương tự như vậy cắt ngang qua phần tâm, cũng như những cánh tay xoắn ốc trông như những dải ruy băng trải rộng ra ngoài.
Hình ảnh hôm nay được chụp bởi Kính Thiên văn Rất lớn (VLT) ở Đài Quan sát Paranal tại Chile và được các nhà khoa học tại đây xử lý để thấy rõ hơn những chi tiết ấn tượng của thiên hà này. NGC 1398 nằm cách chúng ta 65 triệu năm ánh sáng, nghĩa là những gì chúng ta đang nhìn thấy về thiên hà này là hình ảnh đã có từ lúc khủng long biến mất trên Trái Đất.
Những gì bạn thấy trong ảnh này cũng có thể thấy được khi quan sát qua kính thiên văn vào khu vực chòm sao Fornax. Chiếc vòng tròn xung quanh phần tâm thiên hà là sự tăng cao của mật độ hình thành sao tại đây, được gây ra bởi sự tương tác hấp dẫn mạnh đáng kể với một thiên hà khác trong quá khứ, hoặc do sự bất đối xứng về lực hấp dẫn của nội bộ thiên hà.
> Tải hình lớn (3416 px × 3463 px – 1,77 MB)
Những dải ruy băng và ngọc quý trong Thiên hà xoắn ốc NGC 1398. Hình ảnh: Đài Quan sát Nam Châu Âu. |
Hình ảnh hôm nay được chụp bởi Kính Thiên văn Rất lớn (VLT) ở Đài Quan sát Paranal tại Chile và được các nhà khoa học tại đây xử lý để thấy rõ hơn những chi tiết ấn tượng của thiên hà này. NGC 1398 nằm cách chúng ta 65 triệu năm ánh sáng, nghĩa là những gì chúng ta đang nhìn thấy về thiên hà này là hình ảnh đã có từ lúc khủng long biến mất trên Trái Đất.
Những gì bạn thấy trong ảnh này cũng có thể thấy được khi quan sát qua kính thiên văn vào khu vực chòm sao Fornax. Chiếc vòng tròn xung quanh phần tâm thiên hà là sự tăng cao của mật độ hình thành sao tại đây, được gây ra bởi sự tương tác hấp dẫn mạnh đáng kể với một thiên hà khác trong quá khứ, hoặc do sự bất đối xứng về lực hấp dẫn của nội bộ thiên hà.
> Tải hình lớn (3416 px × 3463 px – 1,77 MB)
Quang Niên
theo APOD