Những âm thanh ma quái trong vũ trụ
Sâu thẳm trong không gian vũ trụ tưởng chừng như là vô tận, những con tàu vũ trụ âm thầm vượt qua muôn trùng cây số để chụp những hình ảnh về các thế giới lạ kỳ ở ngoài kia. Không những thế, nhiều con tàu còn được trang bị thiết bị ghi sóng vô tuyến. Khi các nhà khoa học chuyển đổi sóng vô tuyến thành sóng âm thanh, chúng cho ra kết quả thật ma mị.
Hôm nay là ngày Halloween, hãy cùng lắng nghe những âm thanh ma quái mà những con tàu vũ trụ đã ghi lại được từ những nơi xa xăm trong Hệ Mặt Trời, những âm thanh hú hí và huýt thầm có thể sẽ khiến bạn sởn gai ốc khi liên tưởng tới những thứ huyền bí siêu nhiên.
Một số đoạn âm thanh đáng chú ý khác.
Tàu Juno ghi lại tiếng gào của Sao Mộc. Khi con tàu Juno của NASA vượt qua ranh giới của từ quyển rộng bao la của Sao Mộc, thiết bị Waves trang bị trên tàu ghi lại được những âm thanh khó nghe trong khoảng hai tiếng vào ngày 24 tháng 6 năm 2016. [Nghe]
Những cơn sóng plasma. Âm thanh của những cơn sóng plasma cũng như những cơn sóng biển, chúng là những tiếng ồn khá nhịp nhàng. Với thiết bị EMFISIS trên tàu thăm dò Van Allen của NASA, chúng ta có thể lắng nghe được âm thanh của plasma phát ra trong không gian. [Nghe]
Sự phát ra sóng vô tuyến của Sao Thổ. Sao Thổ là một nguồn phát sóng vô tuyến rất mạnh, và nguồn phát này được theo dõi bởi tàu Cassini. Sóng vô tuyến ở hành tinh này có mối liên hệ mật thiết với ánh sáng cực quang ở hai cực của nó. Cực quang ở Sao Thổ cũng xảy ra giống như cực quang ở Trái Đất. [Nghe]
Âm thanh của Sao Mộc. Các nhà khoa học đôi khi 'dịch' các tín hiệu vô tuyến thành sóng âm thanh để dễ hiểu hơn về các tín hiệu đó. Cách thức này được gọi là "âm thanh hóa dữ liệu". Ngày 27 tháng 6 năm 1996, tàu vũ trụ Galileo đã thực hiện chuyến bay đầu tiên đi ngang vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc là Ganymede, và ghi lại được đoạn âm thanh từ thiết bị Đo đạc sóng plasma (PWE) được gắn trên tàu. [Nghe]
Âm thanh từ cuộc gặp mặt một sao chổi. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2011, chuyến bay ngang sao chổi Tempel 1 của tàu Stardust của NASA đã bị một vài hạt bụi và đá nhỏ va chạm phải, không để lại hư hỏng gì nhưng những âm thanh của sự va đập đó đã được ghi lại. [Nghe]
Lời chào hỏi từ sao chổi 67P. Cơ quan Hàng không Âu Châu đã làm nên lịch sử khi lần đầu cho một tàu đổ bộ hạ cánh lên một sao chổi. Khi tàu mẹ Rosetta ở cách sao chổi khoảng 100 cây số, nó đã thu lại được âm thanh về sự dao động của từ trường xung quanh. [Nghe]
Hôm nay là ngày Halloween, hãy cùng lắng nghe những âm thanh ma quái mà những con tàu vũ trụ đã ghi lại được từ những nơi xa xăm trong Hệ Mặt Trời, những âm thanh hú hí và huýt thầm có thể sẽ khiến bạn sởn gai ốc khi liên tưởng tới những thứ huyền bí siêu nhiên.
Một số đoạn âm thanh đáng chú ý khác.
Tàu Juno ghi lại tiếng gào của Sao Mộc. Khi con tàu Juno của NASA vượt qua ranh giới của từ quyển rộng bao la của Sao Mộc, thiết bị Waves trang bị trên tàu ghi lại được những âm thanh khó nghe trong khoảng hai tiếng vào ngày 24 tháng 6 năm 2016. [Nghe]
Những cơn sóng plasma. Âm thanh của những cơn sóng plasma cũng như những cơn sóng biển, chúng là những tiếng ồn khá nhịp nhàng. Với thiết bị EMFISIS trên tàu thăm dò Van Allen của NASA, chúng ta có thể lắng nghe được âm thanh của plasma phát ra trong không gian. [Nghe]
Sự phát ra sóng vô tuyến của Sao Thổ. Sao Thổ là một nguồn phát sóng vô tuyến rất mạnh, và nguồn phát này được theo dõi bởi tàu Cassini. Sóng vô tuyến ở hành tinh này có mối liên hệ mật thiết với ánh sáng cực quang ở hai cực của nó. Cực quang ở Sao Thổ cũng xảy ra giống như cực quang ở Trái Đất. [Nghe]
Âm thanh của Sao Mộc. Các nhà khoa học đôi khi 'dịch' các tín hiệu vô tuyến thành sóng âm thanh để dễ hiểu hơn về các tín hiệu đó. Cách thức này được gọi là "âm thanh hóa dữ liệu". Ngày 27 tháng 6 năm 1996, tàu vũ trụ Galileo đã thực hiện chuyến bay đầu tiên đi ngang vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc là Ganymede, và ghi lại được đoạn âm thanh từ thiết bị Đo đạc sóng plasma (PWE) được gắn trên tàu. [Nghe]
Âm thanh từ cuộc gặp mặt một sao chổi. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2011, chuyến bay ngang sao chổi Tempel 1 của tàu Stardust của NASA đã bị một vài hạt bụi và đá nhỏ va chạm phải, không để lại hư hỏng gì nhưng những âm thanh của sự va đập đó đã được ghi lại. [Nghe]
Lời chào hỏi từ sao chổi 67P. Cơ quan Hàng không Âu Châu đã làm nên lịch sử khi lần đầu cho một tàu đổ bộ hạ cánh lên một sao chổi. Khi tàu mẹ Rosetta ở cách sao chổi khoảng 100 cây số, nó đã thu lại được âm thanh về sự dao động của từ trường xung quanh. [Nghe]
Tuấn Anh
theo NASA