Bầu trời trong tuần từ 23/10 đến 29/10/2017
Chào mừng bạn đến với chuyên mục Bầu trời trong tuần của Ftvh. Đây là mục hướng dẫn các bạn quan sát những sự kiện thiên văn và thiên thể quan sát thú vị trong tuần. Mỗi buổi tối trong tuần sẽ là một niềm vui quan sát bầu trời.
Trong tuần lễ thứ 43 của năm, và là tuần thứ tư của tháng 10 năm 2017, các bạn hãy cùng Ftvh quan sát sao Capella sáng rỡ, Cụm sao đôi của Perseus, Mặt Trăng giao hội Sao Thổ, và tiểu hành tinh 7 Iris cực kỳ khó quan sát.
Thứ hai, 23/10/2017
Hằng năm cứ vào mùa thu, bạn sẽ quan sát được một ngôi sao màu đỏ ánh xanh lục thấp ở bầu trời hướng đông bắc. Đó là sao Capella của chòm sao Auriga (Ngự Phu, hay người đánh xe). Tuy nhiên, khi ngôi sao này mọc cao hơn lên bầu trời, bạn sẽ thấy nó là một ngôi sao màu vàng rất sáng.
Tại sao lại như vậy? Thực tế là mỗi ngôi sao trên bầu trời đều trải qua quá trình đổi màu như vậy. Ánh sáng từ ngôi sao nào đó muốn tới mắt bạn phải đi qua bầu khí quyển, khi ngôi sao đó ở thấp gần chân trời thì khí quyển ở đó dày hơn so với trên thiên đỉnh, nên sẽ làm khúc xạ ánh sáng của các ngôi sao như là một lăng kính, và điều này cũng tương tự như khi Mặt Trời mới mọc hay sắp lặn.
Trong tuần lễ thứ 43 của năm, và là tuần thứ tư của tháng 10 năm 2017, các bạn hãy cùng Ftvh quan sát sao Capella sáng rỡ, Cụm sao đôi của Perseus, Mặt Trăng giao hội Sao Thổ, và tiểu hành tinh 7 Iris cực kỳ khó quan sát.
Bầu trời trong tuần từ 23/10 đến 29/10/2017. Đồ họa: MeganeRid/Deviantart. |
Thứ hai, 23/10/2017
Hằng năm cứ vào mùa thu, bạn sẽ quan sát được một ngôi sao màu đỏ ánh xanh lục thấp ở bầu trời hướng đông bắc. Đó là sao Capella của chòm sao Auriga (Ngự Phu, hay người đánh xe). Tuy nhiên, khi ngôi sao này mọc cao hơn lên bầu trời, bạn sẽ thấy nó là một ngôi sao màu vàng rất sáng.
Tại sao lại như vậy? Thực tế là mỗi ngôi sao trên bầu trời đều trải qua quá trình đổi màu như vậy. Ánh sáng từ ngôi sao nào đó muốn tới mắt bạn phải đi qua bầu khí quyển, khi ngôi sao đó ở thấp gần chân trời thì khí quyển ở đó dày hơn so với trên thiên đỉnh, nên sẽ làm khúc xạ ánh sáng của các ngôi sao như là một lăng kính, và điều này cũng tương tự như khi Mặt Trời mới mọc hay sắp lặn.
Ngôi sao sáng Capella tỏa sáng trên bầu trời nóc nhà của thế giới - đỉnh núi Everest. Tác giả : Babak Tafreshi. |
Nếu ngôi sao nào cũng vậy, thì tại sao lại phải nhắc đến điều này với ngôi sao Capella? Vì Capella là một ngôi sao rất sáng, nó sáng thứ sáu trên bầu trời đêm. Ngôi sao này là một đỉnh của nhóm sao Lục giác mùa đông. Capella xuất hiện suốt đêm và mọc cao trên bầu trời trước khi bình minh tới.
Tối nay, hãy nhìn về hướng đông bắc từ 8 giờ tối để quan sát được trọn vẹn quá trình ngôi sao này mọc lên từ bầu trời và thấy được sự thay đổi màu sắc của nó. Vào nửa đêm, hãy nhìn chếch sang hướng đông để thấy được trọn vẹn những ngôi sao còn lại của Lục giác mùa đông bạn nhé.
Thứ ba, 24/10/2017
Chiều hôm nay hãy nhìn về bầu trời hướng tây sau khi Mặt Trời lặn để quan sát Mặt Trăng với phần lưỡi liềm mỏng nằm gần với Sao Thổ trên bầu trời. Mặc dù chúng sẽ không nằm vừa trong một trường nhìn của ống nhòm hay kính thiên văn bởi cả hai sẽ cách xa nhau đến hơn 3 thiên độ, nhưng bạn vẫn có một buổi chiều tuyệt vời với cảnh tượng này trên bầu trời hoàng hôn.
Cặp đôi thiên thể này sẽ xuất hiện trên bầu trời trước nửa đêm. Chúng sẽ xuất hiện cao 40° ở bầu trời hướng tây nam lúc 17:45. Chúng sẽ lặn đi sau 20:59 ở chân trời hướng tây nam. Bạn sẽ có 3 tiếng 28 phút để quan sát chúng vào buổi tối.
Vào thời điểm giao hội, Mặt Trăng có độ sáng biểu kiến là -10,8, trong khi Sao Thổ có độ sáng biểu kiến là +0,3. Cả hai đều nằm trong khu vực chòm sao Ophiuchus (Xà Phu, hay Người giữ rắn).
Thứ tư, 25/10/2017
Mặt Trăng tối nay sẽ đến điểm cận địa – điểm xa nhất so với Trái Đất trên quỹ đạo của nó – vào 21 giờ 24 phút. Lúc này Mặt Trăng sẽ cách xa chúng ta 405.154 cây số, so với khoảng cách trung bình là 384.400 cây số và so với khoảng cách gần nhất là 363.104 cây số.
Mặt Trăng hôm nay sẽ nằm trong chòm sao Sagittarius (Cung thủ, hay Người bắn cung) từ chiều tối cho đến trước 21 giờ 30 phút. Mặt Trăng nằm gần nhóm sao Cái ấm trà của chòm sao Cung thủ, nơi có rất nhiều thiên thể thú vị dành cho bạn quan sát qua ống nhòm. [Đọc bài viết]
Thứ năm, 26/10/2017
Tối nay, cụm sao mở NGC 869 và NGC 884 trong chòm sao Perseus (Anh Tiên, hay Dũng sĩ) sẽ vào thời gian tốt để bạn quan sát. Hai cụm sao này nằm kế cạnh nhau và được gọi chung là Cụm sao đôi của Perseus.
Chúng sẽ mọc lên bầu trời từ 18:57 ở chân trời hướng đông. Nó lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 23:51, cao 43° so với chân trời hướng nam. Nó sẽ lặn đi từ 04:49 sáng hôm sau ở chân trời hướng tây.
Hai cụm sao mở còn trẻ là NGC 869 và NGC 884, được gọi chung là Cụm sao đôi trong chòm sao Perseus. Hình ảnh: Marc Van Norden/Flickr. |
Với độ sáng biểu kiến là +4,0, bạn có thể quan sát được chúng bằng mắt thường dù khá khó khăn. Một chiếc ống nhòm với độ phóng to 10 lần đã có thể cho bạn một cái nhìn rõ ràng về hai cụm sao lấp lánh này.
Thứ sáu, 27/10/2017
Sáng mai vào 5 giờ 23 phút, Mặt Trăng sẽ đạt pha Trăng thượng huyền tháng Chín âm lịch. Trăng thượng huyền là trăng bán nguyệt của nửa tháng âm lịch trước ngày rằm. Trăng thượng huyền xuất hiện cao nhất trên bầu trời vào hoàng hôn, rồi lặn đi vào nửa đêm. Trăng thượng huyền có nửa bên phải sáng, nửa bên trái tối.
Trăng thượng huyền tháng Chín âm lịch sẽ xuất hiện ở bầu trời hướng tây từ 17:51, cao 61°. Lặn dần vào lúc 23:02 ở chân trời hướng tây nam. Vào thời điểm diễn ra pha thượng huyền, Mặt Trăng cách chúng ta 400,5 ngàn cây số, và nằm trong chòm sao Capricornus (Ma Kết, hay Dê biển).
Thứ bảy, 28/10/2017
Sao Mộc giao hội với Mặt Trời. Hành tinh khổng lồ này sẽ nằm gần Mặt Trời nhất trên bầu trời của chúng ta. Điều này không có ý nghĩa gì với những người quan sát bầu trời đêm cả, vì Sao Mộc xuất hiện vào ban ngày và nằm gần Mặt Trời, nên ta sẽ không quan sát được nó.
Nhưng bạn đừng lo, bởi rất nhanh chóng, Sao Mộc sẽ xuất hiện trở lại ở bầu trời buổi sáng trước bình minh vào cuối tháng 11 tới đây. Và đó là những ngày đầu tiên của một chuỗi dài những tháng quan sát được thần Zeus trên bầu trời.
Chủ nhật, 29/10/2017
Tiểu hành tinh 7 Iris sẽ đạt vị trí trực đối vào tối nay. Đây là tiểu hành tinh sáng thứ tư trong Vành đai Tiểu hành tinh có quỹ đạo giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Với độ sáng biểu kiến là +6,9, bạn sẽ không quan sát được nó bằng mắt thường. Tiểu hành tinh này nằm gần ngôi sao Hamal sáng nhất của chòm sao Aries (Bạch Dương, hay Con cừu).
Bởi vì tiểu hành tinh này nhỏ và khá mờ nhạt, nên hãy kiên nhẫn tìm ra nó. Hãy hướng ống kính quan sát về hướng nam khoảng 1,5 độ so với ngôi sao Hamal có độ sáng cấp 2, tiểu hành tinh 7 Iris cũng nằm về 1 độ nam so với sao Kappa Arietis. Hãy quan sát lại vào một hoặc hai đêm sau để chắc chắn thiên thể mình tìm thấy là đúng.
Tuấn Anh