Header Ads

Quan sát nguyệt thực một phần ở Việt Nam vào tối 7/8, rạng sáng 8/8 tới

Người dân Việt Nam sẽ quan sát được toàn bộ Nguyệt thực một phần vào tối ngày 7, rạng sáng ngày 8 tháng 8 tới đây. Đây là hiện tượng đáng chú ý nhất trong năm nay tại Việt Nam.

Đón quan sát Nguyệt thực một phần ở Việt Nam vào tối 7/8, rạng sáng 8/8 tới.
Đón quan sát Nguyệt thực một phần ở Việt Nam vào tối 7/8, rạng sáng 8/8 tới.

Mặt Trăng tối hôm này sẽ bị che khuất 24% bề mặt của mình. Nguyệt thực bắt đầu từ 22:51 tối ngày 7 tháng 8 cho đến 03:51 sáng ngày 8 tháng 8, nghĩa là người dân Việt Nam sẽ quan sát được trọn lần nguyệt thực này.

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, cả ba thiên thể nằm gần thẳng hàng nhau. Như vậy, Trái Đất sẽ che đi một phần ánh sáng từ Mặt Trời tới Mặt Trăng, kết quả là Mặt Trăng sẽ có một vùng bị tối đi.

Nếu Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng và cả ba thiên thể thẳng hàng một cách chính xác với nhau, thì sẽ xảy ra Nguyệt thực toàn phần, lúc đó toàn bộ bề mặt Mặt Trăng sẽ chuyển thành màu đỏ cam.

Đồ họa vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng khi xảy ra nguyệt thực một phần. Đồ họa: timeanddate.com, Việt ngữ: tieutinhcau.com.
Đồ họa vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng khi xảy ra nguyệt thực một phần. Đồ họa: timeanddate.com, Việt ngữ: tieutinhcau.com.

Thời gian cụ thể như sau: Mặt Trăng tiến vào vùng nửa tối từ 22:51 và tiến vào vùng bóng tối Trái Đất từ 00:23. Cực đại nguyệt thực vào 01:21. Mặt Trăng rời khỏi vùng bóng tối Trái Đất từ 02:18 rồi cuối cùng rời khỏi vùng bóng tối từ 03:51.

 Mặt Trăng mọc18:50
 Mặt Trăng lên cao nhất00:42
 Mặt Trăng lặn05:44
 Mặt Trăng tiến vào
 vùng nửa tối của Trái Đất
22:51
 Mặt Trăng tiến vào
 vùng bóng tối của Trái Đất
00:23
 Cực đại nguyệt thực01:21
 Mặt Trăng rời khỏi
 vùng bóng tối của Trái Đất
02:18
 Mặt Trăng rời khỏi
 vùng nửa tối của Trái Đất
03:51

Khi quan sát nguyệt thực, bạn có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường vì ánh sáng Mặt Trăng dịu nhẹ và không gây hại cho mắt như khi quan sát Mặt Trời lúc xảy ra nhật thực. Bạn có thể sử dụng kính thiên văn để quan sát cận cảnh bề mặt của Mặt Trăng vào khoảnh khắc nó chuyển một phần sang màu đỏ cam.

Chú ý với các bạn, là trên lý thuyết bề mặt Mặt Trăng sẽ chuyển một phần sang màu đỏ cam, nhưng trên thực tế phần màu đỏ cam rất mờ nhạt, bạn sẽ rất khó thấy hay thậm chí sẽ không thấy được, mà chỉ thấy bề mặt Mặt Trăng bị tối đi ở một vùng.

Ban biên tập TV3K/Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay