Loạt hình ảnh vũ trụ rùng rợn cho đêm Halloween
Vũ trụ với những thiên thể muôn hình vạn trạng và màu sắc khác nhau, tạo nên một bức tranh đẹp tuyệt vời, rất đa dạng và phong phú. Nhưng trong số đó, có nhiều thiên thể với hình dạng lạ kỳ và có chút yếu tố kinh dị. Đêm Halloween, hãy cùng xem qua những bức ảnh vũ trụ ma quái này nhé.
Đây là hình ảnh chồng ghép nhiều ảnh đơn lại cho thấy những vùng hoạt động trên bề mặt Mặt Trời giống khuôn mặt được khắc trên quả bí ngô vào ngày Halloween, được Đài Quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO) của NASA chụp lại vào ngày 8 tháng 10 năm 2014.
Những khu vực hoạt động thì sáng hơn những vùng xung quanh, bởi nó phát ra ánh sáng và năng lượng nhiều hơn. Chúng là tập hợp từ trường mạnh và phức tạp, lơ lửng trong khí quyển của Mặt Trời, được gọi là vành nhật hoa.
Hình ảnh này được kết hợp từ hai ảnh chụp qua hai bước sóng cực tím 171 Ångströms và 193 Ångströms, tạo ra hình ảnh với màu sắc vàng. Và như thế, Mặt Trời trông như những quả bí ngô trang trí Halloween.
Một mụ phù thủy bay giữa không gian vũ trụ đầy sao. Đây là hình ảnh được chụp qua Kính thiên văn Khảo sát Hồng ngoại Góc rộng hay WISE của NASA. Đám mây mờ ảo của tinh vân này là nơi những ngôi sao trẻ đang được ươm mầm và sắp sửa được phát sáng rực rỡ bởi vật chất nhận được từ các ngôi sao lớn. Bụi khí trong đám mây có thể nhìn thấy được qua ánh sáng hồng ngoại, do đó WISE chụp được nó và bạn có được hình ảnh này.
Tinh vân Đầu Phù thủy cách xa chúng ta hàng trăm năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Eridanus, gần chân trái là ngôi sao sáng Rigel của chàng thợ săn Orion. WISE được đưa vào chế độ ngủ đông vào năm 2011 để tạm ngưng hoạt động, nhưng rồi được đánh thức trở lại bởi chương trình săn tìm các tiểu hành tinh với được gọi với cái tên mới là NEOWISE, nó có thể quét cả bầu trời rộng lớn để tìm thiên thể.
Cụm thiên hà khổng lồ Abell 2744 hay còn được gọi là Cụm Thiên hà Pandora, có tạo hình kỳ quái như một bóng ma trong vũ trụ, qua hình ảnh chụp bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble của NASA/ESA.
Các thiên hà là những vệt sáng được tô màu xanh lam, trong khi phần màu lam mờ nhạt chiếm chủ đạo chính là vật chất của những thiên hà đã chết. Lực hấp dẫn mạnh của cụm thiên hà chia cắt những thiên hà thành viên, các ngôi sao bên trong nó bị văng ra và hòa vào không gian liên thiên hà.
Những ngôi sao 'mồ côi' này đi lang thang trong không gian, không bị gắn buộc với bất cứ thiên hà nào. Tuy nhiên, chỉ có thể thấy được như hình ảnh này nếu quan sát qua bước sóng hồng ngoại, bởi ánh sáng từ các ngôi sao này là rất yếu, khó quan sát thấy được qua bước sóng ánh sáng khả kiến.
Để phân biệt, những thiên hà có màu xanh lam là thuộc Cụm Thiên hà Abell 2744, còn những thiên hà có màu sắc khác màu xanh lam thì không thuộc cụm thiên hà này, nó nằm cách xa những thiên hà trong cụm nhưng do quan sát từ Trái Đất, ta thấy chúng dường như nằm gần nhau.
Đây là một trong những khoảnh khắc thú vị của Sao Mộc, hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời, được chụp bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble. Hình ảnh được chụp vào ngày 21 tháng 4 năm 2014, cho thấy một con mắt đang liếc nhìn trên bề mặt hành tinh này.
Thật ra, 'tròng đen' của mắt chính là bóng của vệ tinh Ganymede, vệ tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời, đổ bóng lên bề mặt của Sao Mộc. Vào thời khắc đó, cơn bão Vết đỏ lớn đang đi qua và một cách trùng hợp trở thành 'tròng trắng' của con mắt này.
Con mắt này có đường kính lên tới 16.100 cây số, lớn hơn cả hành tinh Trái Đất của chúng ta. Kính Hubble nhìn chằm chằm vào Sao Mộc, và Sao Mộc đáp trả lại bằng một cái liếc nhìn thật ấn tượng.
Hãy nhìn kỹ vào hình ảnh này xem, có phải bóng của người nào đó không vậy? Một người khổng lồ đứng giữa vũ trụ?
Không phải vậy đâu. Đây là hình ảnh chụp bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble, cho thấy những đám bụi khí dày mịt mù trong tinh vân NGC 1999, còn cái bóng đen kia, thật ra là vùng không gian còn trống, chưa được lấp đầy khí bụi vào thôi.
Những đám bụi khí này rất lạnh và dày, nó dày đến mức chặn hết ánh sáng ở phía sau nó. Những nơi như vậy thường là vườn ươm cho các ngôi sao trẻ trong tương lai, nhưng trường hợp của NGC 1999 thì không phải.
Qua quan sát bằng bước sóng hồng ngoại bởi Đài Quan sát Không gian Herschel của ESA, cho thấy khu vực này hoàn toàn trống vắng các hoạt động hình thành sao, nó im lặng đến lạ thường.
Ngôi sao sáng ở giữa hình ảnh này là V380 Orionis, một ngôi sao trẻ hơn 3,5 lần so với Mặt Trời của chúng ta. Màu trắng sáng cho thấy mức nhiệt độ cao của nó, vào khoảng 10.000 độ C – gần gấp đôi so với Mặt Trời. Ngôi sao còn quá trẻ đến nỗi xung quanh nó vẫn được bao quanh bởi các đám bụi khí từ lúc nó được tạo ra.
Hình ảnh mờ ảo đầy sắc màu này được chụp bởi Đài Quan sát Tia X Chandra của NASA, khung ảnh này trải rộng 150 năm ánh sáng trong không gian thực tế. Ở trung tâm của hình ảnh là một pulsar trẻ khỏe, được gọi là PSR B1509-58, hay gọi ngắn là B1509.
Pulsar là một ngôi sao neutron quay cực nhanh, đẩy năng lượng ra ngoài không gian để tạo thành những cấu trúc mờ ảo phức tạp và hấp dẫn. Như trong trường hợp này, nó tạo thành hình ảnh một cánh tay đang mở rộng, và được gọi không chính thức là Bàn tay của Chúa.
Trong hình ảnh này, những tia X có mức năng lượng thấp được đánh dấu bằng màu đỏ, ở mức trung thì đánh dấu màu xanh lục, và ở mức cao hơn thì được đánh dấu màu xanh lam. Các nhà thiên văn ước tính từ Trái Đất đã quan sát được hình dạng của nó như thế này từ 1.700 năm trước, nó cách chúng ta 17.000 năm ánh sáng.
Hình ảnh cận cảnh một vùng hoạt động trên Mặt Trời được chụp bởi Kính thiên văn New Solar thuộc Đài Quan sát Mặt Trời Big Bear ở hồ Big Bear, bang California, do Viện Công nghệ New Jersey vận hành.
Các vết đen Mặt Trời là khu vực tối màu xuất hiện rải rác trên bề mặt Mặt Trời được gây ra do hoạt động từ tính mạnh. Ở những vết đen này, năng lượng sẽ được phun trào và bắn những cơn gió Mặt Trời vào không gian. Những cơn gió điện từ này khi đi vào khí quyển của Trái Đất, sẽ tạo ra hiện tượng cực quang đẹp mắt ở vùng cực.
Vào hơn 40 năm trước, tàu thăm dò quỹ đạo Viking 1 của NASA đã chụp được hình ảnh này khi bay trên cao Sao Hỏa. Một thứ gì đó có mặt mũi tóc tai như con người, và trong suốt hàng chục năm, nhiều người vẫn tin rằng đó là tượng đài của người Sao Hỏa do hàng loạt các giả thuyết rùng rợn được dựng nên.
Các sứ mệnh sau này của NASA có điều kiện tốt hơn để khảo sát và chụp ảnh, như tàu thăm dò Opportunity hay Curiosity, đã xác nhận khuôn mặt kia thật ra chỉ là những khối đá bình thường trên Sao Hỏa, một cách tình cờ tạo thành hình dạng như mặt người.
Mặt Trời với khuôn mặt trên quả bí ngô vào ngày Halloween. Hình ảnh: NASA/SDO. Tải hình lớn. |
Đây là hình ảnh chồng ghép nhiều ảnh đơn lại cho thấy những vùng hoạt động trên bề mặt Mặt Trời giống khuôn mặt được khắc trên quả bí ngô vào ngày Halloween, được Đài Quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO) của NASA chụp lại vào ngày 8 tháng 10 năm 2014.
Những khu vực hoạt động thì sáng hơn những vùng xung quanh, bởi nó phát ra ánh sáng và năng lượng nhiều hơn. Chúng là tập hợp từ trường mạnh và phức tạp, lơ lửng trong khí quyển của Mặt Trời, được gọi là vành nhật hoa.
Hình ảnh này được kết hợp từ hai ảnh chụp qua hai bước sóng cực tím 171 Ångströms và 193 Ångströms, tạo ra hình ảnh với màu sắc vàng. Và như thế, Mặt Trời trông như những quả bí ngô trang trí Halloween.
Tinh vân Đầu Phù thủy, hay IC 2118. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech. Tải hình lớn. |
Một mụ phù thủy bay giữa không gian vũ trụ đầy sao. Đây là hình ảnh được chụp qua Kính thiên văn Khảo sát Hồng ngoại Góc rộng hay WISE của NASA. Đám mây mờ ảo của tinh vân này là nơi những ngôi sao trẻ đang được ươm mầm và sắp sửa được phát sáng rực rỡ bởi vật chất nhận được từ các ngôi sao lớn. Bụi khí trong đám mây có thể nhìn thấy được qua ánh sáng hồng ngoại, do đó WISE chụp được nó và bạn có được hình ảnh này.
Tinh vân Đầu Phù thủy cách xa chúng ta hàng trăm năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Eridanus, gần chân trái là ngôi sao sáng Rigel của chàng thợ săn Orion. WISE được đưa vào chế độ ngủ đông vào năm 2011 để tạm ngưng hoạt động, nhưng rồi được đánh thức trở lại bởi chương trình săn tìm các tiểu hành tinh với được gọi với cái tên mới là NEOWISE, nó có thể quét cả bầu trời rộng lớn để tìm thiên thể.
Cụm Thiên hà Abell 2744 trông như một con ma khổng lồ trong vũ trụ. Hình ảnh: NASA, ESA, IAC, STScI. Tải hình lớn. |
Cụm thiên hà khổng lồ Abell 2744 hay còn được gọi là Cụm Thiên hà Pandora, có tạo hình kỳ quái như một bóng ma trong vũ trụ, qua hình ảnh chụp bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble của NASA/ESA.
Các thiên hà là những vệt sáng được tô màu xanh lam, trong khi phần màu lam mờ nhạt chiếm chủ đạo chính là vật chất của những thiên hà đã chết. Lực hấp dẫn mạnh của cụm thiên hà chia cắt những thiên hà thành viên, các ngôi sao bên trong nó bị văng ra và hòa vào không gian liên thiên hà.
Những ngôi sao 'mồ côi' này đi lang thang trong không gian, không bị gắn buộc với bất cứ thiên hà nào. Tuy nhiên, chỉ có thể thấy được như hình ảnh này nếu quan sát qua bước sóng hồng ngoại, bởi ánh sáng từ các ngôi sao này là rất yếu, khó quan sát thấy được qua bước sóng ánh sáng khả kiến.
Để phân biệt, những thiên hà có màu xanh lam là thuộc Cụm Thiên hà Abell 2744, còn những thiên hà có màu sắc khác màu xanh lam thì không thuộc cụm thiên hà này, nó nằm cách xa những thiên hà trong cụm nhưng do quan sát từ Trái Đất, ta thấy chúng dường như nằm gần nhau.
Con mắt khổng lồ đang liếc nhìn trên Sao Mộc. Hình ảnh: NASA/ESA/A. Simon. Tải hình lớn. |
Đây là một trong những khoảnh khắc thú vị của Sao Mộc, hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời, được chụp bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble. Hình ảnh được chụp vào ngày 21 tháng 4 năm 2014, cho thấy một con mắt đang liếc nhìn trên bề mặt hành tinh này.
Thật ra, 'tròng đen' của mắt chính là bóng của vệ tinh Ganymede, vệ tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời, đổ bóng lên bề mặt của Sao Mộc. Vào thời khắc đó, cơn bão Vết đỏ lớn đang đi qua và một cách trùng hợp trở thành 'tròng trắng' của con mắt này.
Con mắt này có đường kính lên tới 16.100 cây số, lớn hơn cả hành tinh Trái Đất của chúng ta. Kính Hubble nhìn chằm chằm vào Sao Mộc, và Sao Mộc đáp trả lại bằng một cái liếc nhìn thật ấn tượng.
Bóng của ai đó giữa những đám khí bụi của tinh vân NGC 1999. Hình ảnh: NASA/STScI. Tải hình lớn. |
Hãy nhìn kỹ vào hình ảnh này xem, có phải bóng của người nào đó không vậy? Một người khổng lồ đứng giữa vũ trụ?
Không phải vậy đâu. Đây là hình ảnh chụp bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble, cho thấy những đám bụi khí dày mịt mù trong tinh vân NGC 1999, còn cái bóng đen kia, thật ra là vùng không gian còn trống, chưa được lấp đầy khí bụi vào thôi.
Những đám bụi khí này rất lạnh và dày, nó dày đến mức chặn hết ánh sáng ở phía sau nó. Những nơi như vậy thường là vườn ươm cho các ngôi sao trẻ trong tương lai, nhưng trường hợp của NGC 1999 thì không phải.
Qua quan sát bằng bước sóng hồng ngoại bởi Đài Quan sát Không gian Herschel của ESA, cho thấy khu vực này hoàn toàn trống vắng các hoạt động hình thành sao, nó im lặng đến lạ thường.
Ngôi sao sáng ở giữa hình ảnh này là V380 Orionis, một ngôi sao trẻ hơn 3,5 lần so với Mặt Trời của chúng ta. Màu trắng sáng cho thấy mức nhiệt độ cao của nó, vào khoảng 10.000 độ C – gần gấp đôi so với Mặt Trời. Ngôi sao còn quá trẻ đến nỗi xung quanh nó vẫn được bao quanh bởi các đám bụi khí từ lúc nó được tạo ra.
Bàn tay của Chúa. Hình ảnh: NASA/CXC/SAO/P.Slane, et al. Tải hình lớn. |
Hình ảnh mờ ảo đầy sắc màu này được chụp bởi Đài Quan sát Tia X Chandra của NASA, khung ảnh này trải rộng 150 năm ánh sáng trong không gian thực tế. Ở trung tâm của hình ảnh là một pulsar trẻ khỏe, được gọi là PSR B1509-58, hay gọi ngắn là B1509.
Pulsar là một ngôi sao neutron quay cực nhanh, đẩy năng lượng ra ngoài không gian để tạo thành những cấu trúc mờ ảo phức tạp và hấp dẫn. Như trong trường hợp này, nó tạo thành hình ảnh một cánh tay đang mở rộng, và được gọi không chính thức là Bàn tay của Chúa.
Trong hình ảnh này, những tia X có mức năng lượng thấp được đánh dấu bằng màu đỏ, ở mức trung thì đánh dấu màu xanh lục, và ở mức cao hơn thì được đánh dấu màu xanh lam. Các nhà thiên văn ước tính từ Trái Đất đã quan sát được hình dạng của nó như thế này từ 1.700 năm trước, nó cách chúng ta 17.000 năm ánh sáng.
Cận cảnh một vết đen trên bề mặt Mặt Trời. Hình ảnh: BBSO. |
Hình ảnh cận cảnh một vùng hoạt động trên Mặt Trời được chụp bởi Kính thiên văn New Solar thuộc Đài Quan sát Mặt Trời Big Bear ở hồ Big Bear, bang California, do Viện Công nghệ New Jersey vận hành.
Các vết đen Mặt Trời là khu vực tối màu xuất hiện rải rác trên bề mặt Mặt Trời được gây ra do hoạt động từ tính mạnh. Ở những vết đen này, năng lượng sẽ được phun trào và bắn những cơn gió Mặt Trời vào không gian. Những cơn gió điện từ này khi đi vào khí quyển của Trái Đất, sẽ tạo ra hiện tượng cực quang đẹp mắt ở vùng cực.
Một khuôn mặt người trên Sao Hỏa? Hình ảnh: NASA/Viking 1. |
Vào hơn 40 năm trước, tàu thăm dò quỹ đạo Viking 1 của NASA đã chụp được hình ảnh này khi bay trên cao Sao Hỏa. Một thứ gì đó có mặt mũi tóc tai như con người, và trong suốt hàng chục năm, nhiều người vẫn tin rằng đó là tượng đài của người Sao Hỏa do hàng loạt các giả thuyết rùng rợn được dựng nên.
Các sứ mệnh sau này của NASA có điều kiện tốt hơn để khảo sát và chụp ảnh, như tàu thăm dò Opportunity hay Curiosity, đã xác nhận khuôn mặt kia thật ra chỉ là những khối đá bình thường trên Sao Hỏa, một cách tình cờ tạo thành hình dạng như mặt người.
Quang Niên
theo NASA, ESA, Chandra