20 năm đại sao chổi Hale-Bopp của thập niên 1990
Vào ngày này của hai thập niên trước, sao chổi Hale-Bopp đã đến điểm gần với Trái Đất nhất, để tỏa sáng trên bầu trời bán cầu nam suốt 18 tháng. Sao chổi này được mệnh danh là đại sao chổi của thập niên 1990.
Hale-Bopp là một trong những sao chổi được nhiều người xem nhất trong lịch sử. Từ lúc nó gần đến cho đến khi nó đã đi khá xa, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin và NASA luôn tổ chức các buổi hội thảo, các buổi quan sát về sao chổi này.
Sao chổi Hale-Bopp sáng hơn 1.000 lần so với sao chổi Halley vào thời điểm phát hiện. Cái đuôi màu xanh lam nhạt pha trắng thậm chí có thể quan sát được ở những đô thị ô nhiễm ánh sáng như Chicago.
Tuy vậy, ngoài để lại những dấu ấn đẹp trong lòng người quan sát, sao chổi này đã khiến chính thức khoảng 40 người cùng rất nhiều người nữa ở San Diego tự sát, vì niềm tin ngày tận thế sẽ đến khi sao chổi ngày càng tiến gần địa cầu.
Sao chổi này được phát hiện độc lập bởi hai nhà thiên văn nghiệp dư là Alan Hale ở New Mexico và Thomas Bopp ở Arizona. Theo NASA, vào thời điểm lần đầu phát hiện ra nó, Hale-Bopp là sao chổi xa nhất từng được các nhà thiên văn nghiệp dư phát hiện.
Cả hai đều hướng ống kính của mình đến cụm sao cầu M70 gần vị trí của Hale-Bopp vào ngày 23 tháng 7 năm 1995, và đều phát hiện thấy một thiên thể kỳ lạ chưa từng xuất hiện tại vị trí này trước đây.
Gần như đồng thời, cả hai đều gửi kết quả quan sát của mình đến Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) và chắc chắn rằng đó chính là một sao chổi. Sao chổi mới này được định danh chính thức là C/1995 O1 dù nó còn ở rất xa Trái Đất.
Sao chổi đến gần Trái Đất nhất ở khoảng cách 193 triệu km (so sánh tương quan, Mặt Trời cách Trái Đất 149,6 triệu km). Các nhà khoa học vẫn còn ấn tượng về sao chổi Hyakutake đến Trái Đất vào năm 1996, tuy đến gần nhưng nó không thực sự sáng, và sao chổi Hale-Bopp đã không như vậy.
Trong thời gian hàng chục tháng quan sát được từ Trái Đất, sao chổi đã thu hút sự quan tâm của dư luận, báo chí truyền thông và cộng đồng internet, góp phần vào sự phát triển mạng lưới internet vẫn còn khá mới mẻ.
Lúc này, rất nhiều trang web viết về Hale-Bopp được mở ra, nhiều người truy cập vào để tìm thông tin, gây ra nghẽn mạng internet – điều mà trước đó hầu như không hề xảy ra. Trang chính thức về sao chổi Hale-Bopp của NASA đã đạt hơn 1,2 triệu lượt truy cập vào thời điểm lễ Phục sinh năm đó.
Rất nhiều chiếc kính thiên văn từ địa cầu hướng nhìn lên sao chổi này. Kính Viễn vọng Không gian Hubble của NASA cũng quan sát sao chổi và thấy được nó có hai lõi rộng khoảng 30 đến 40 km, nằm hoàn toàn tách biệt với nhau.
Một điều ngạc nhiên nữa mà các nhà khoa học chứng kiến được từ sao chổi Hale-Bopp, sự bùng phát trong lõi của nó mạnh gấp 8 lần so với mức thông thường mà các sao chổi khác có được.
Sao chổi Hale-Bopp như một màn pháo hoa rực rỡ của bầu trời, và cũng như pháo hoa, nó sẽ không xuất hiện một cách thường xuyên. Tính toán quỹ đạo của sao chổi, các nhà thiên văn cho biết lần trước nó ghé ngang Trái Đất là 4.200 năm trước, và dự đoán lần trở lại tiếp theo là sau ít nhất 4.385 năm nữa.
Sau khi nó đến điểm cận nhật (điểm gần với Mặt Trời nhất), nó đã lui ra xa Mặt Trời, tiến sâu vào những vùng không gian ở ngoài xa. Năm 2002, Đài Quan sát Nam Châu Âu đã chụp hình được sao chổi Hale-Bopp khi nó nằm giữa quỹ đạo của Sao Thổ và Sao Thiên Vương, cách Trái Đất khoảng 2 tỷ km.
ESO cho biết lõi băng giá rộng khoảng 50 km của nó vẫn tiếp tục phát thải ra không gian dù đã đi đến nơi có nhiệt độ thấp, điều này không bình thường với một sao chổi thông thường.
10 năm sau khi sao chổi Hale-Bopp gửi lời chào công dân địa cầu, sao chổi McNaught đã tiếp tục làm say lòng bao nhiêu con người yêu thích vẻ đẹp của tự nhiên bằng chiếc đuôi rực rỡ của mình phủ lấp cả bầu trời bán cầu nam.
Hale-Bopp là một trong những sao chổi được nhiều người xem nhất trong lịch sử. Từ lúc nó gần đến cho đến khi nó đã đi khá xa, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin và NASA luôn tổ chức các buổi hội thảo, các buổi quan sát về sao chổi này.
Sao chổi Hale-Bopp xuất hiện gần thiên hà Andromeda (M31) ở Pazin in Croatia vào ngày 29/3/1997. Hình ảnh: Philipp Salzgeber. |
Sao chổi Hale-Bopp sáng hơn 1.000 lần so với sao chổi Halley vào thời điểm phát hiện. Cái đuôi màu xanh lam nhạt pha trắng thậm chí có thể quan sát được ở những đô thị ô nhiễm ánh sáng như Chicago.
Tuy vậy, ngoài để lại những dấu ấn đẹp trong lòng người quan sát, sao chổi này đã khiến chính thức khoảng 40 người cùng rất nhiều người nữa ở San Diego tự sát, vì niềm tin ngày tận thế sẽ đến khi sao chổi ngày càng tiến gần địa cầu.
Sao chổi C/1995 O1 Hale–Bopp vào một đêm năm 1997. Hình ảnh: ESO. |
Sao chổi này được phát hiện độc lập bởi hai nhà thiên văn nghiệp dư là Alan Hale ở New Mexico và Thomas Bopp ở Arizona. Theo NASA, vào thời điểm lần đầu phát hiện ra nó, Hale-Bopp là sao chổi xa nhất từng được các nhà thiên văn nghiệp dư phát hiện.
Cả hai đều hướng ống kính của mình đến cụm sao cầu M70 gần vị trí của Hale-Bopp vào ngày 23 tháng 7 năm 1995, và đều phát hiện thấy một thiên thể kỳ lạ chưa từng xuất hiện tại vị trí này trước đây.
Gần như đồng thời, cả hai đều gửi kết quả quan sát của mình đến Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) và chắc chắn rằng đó chính là một sao chổi. Sao chổi mới này được định danh chính thức là C/1995 O1 dù nó còn ở rất xa Trái Đất.
Sao chổi đến gần Trái Đất nhất ở khoảng cách 193 triệu km (so sánh tương quan, Mặt Trời cách Trái Đất 149,6 triệu km). Các nhà khoa học vẫn còn ấn tượng về sao chổi Hyakutake đến Trái Đất vào năm 1996, tuy đến gần nhưng nó không thực sự sáng, và sao chổi Hale-Bopp đã không như vậy.
Trong thời gian hàng chục tháng quan sát được từ Trái Đất, sao chổi đã thu hút sự quan tâm của dư luận, báo chí truyền thông và cộng đồng internet, góp phần vào sự phát triển mạng lưới internet vẫn còn khá mới mẻ.
Lúc này, rất nhiều trang web viết về Hale-Bopp được mở ra, nhiều người truy cập vào để tìm thông tin, gây ra nghẽn mạng internet – điều mà trước đó hầu như không hề xảy ra. Trang chính thức về sao chổi Hale-Bopp của NASA đã đạt hơn 1,2 triệu lượt truy cập vào thời điểm lễ Phục sinh năm đó.
Sao chổi Hale-Bopp trên bầu trời Thung lũng Chết, miền đông California, Hoa Kỳ. Hình ảnh: Michael K. Fairbanks. |
Rất nhiều chiếc kính thiên văn từ địa cầu hướng nhìn lên sao chổi này. Kính Viễn vọng Không gian Hubble của NASA cũng quan sát sao chổi và thấy được nó có hai lõi rộng khoảng 30 đến 40 km, nằm hoàn toàn tách biệt với nhau.
Một điều ngạc nhiên nữa mà các nhà khoa học chứng kiến được từ sao chổi Hale-Bopp, sự bùng phát trong lõi của nó mạnh gấp 8 lần so với mức thông thường mà các sao chổi khác có được.
Sao chổi Hale-Bopp như một màn pháo hoa rực rỡ của bầu trời, và cũng như pháo hoa, nó sẽ không xuất hiện một cách thường xuyên. Tính toán quỹ đạo của sao chổi, các nhà thiên văn cho biết lần trước nó ghé ngang Trái Đất là 4.200 năm trước, và dự đoán lần trở lại tiếp theo là sau ít nhất 4.385 năm nữa.
Sao chổi Hale-Bopp rực rỡ trên bầu trời một cầu tháp ở Jyvaskyla, Phần Lan. Hình ảnh: Jukka Kervinen. |
Sau khi nó đến điểm cận nhật (điểm gần với Mặt Trời nhất), nó đã lui ra xa Mặt Trời, tiến sâu vào những vùng không gian ở ngoài xa. Năm 2002, Đài Quan sát Nam Châu Âu đã chụp hình được sao chổi Hale-Bopp khi nó nằm giữa quỹ đạo của Sao Thổ và Sao Thiên Vương, cách Trái Đất khoảng 2 tỷ km.
ESO cho biết lõi băng giá rộng khoảng 50 km của nó vẫn tiếp tục phát thải ra không gian dù đã đi đến nơi có nhiệt độ thấp, điều này không bình thường với một sao chổi thông thường.
10 năm sau khi sao chổi Hale-Bopp gửi lời chào công dân địa cầu, sao chổi McNaught đã tiếp tục làm say lòng bao nhiêu con người yêu thích vẻ đẹp của tự nhiên bằng chiếc đuôi rực rỡ của mình phủ lấp cả bầu trời bán cầu nam.
Khánh Duy
Theo Space