Thăm dò Sao Hỏa ngay trên Trái Đất
Sống trên Sao Hỏa có thể giết chết bạn bằng đủ mọi cách. Đây là một hành tinh cực lạnh, thiếu nước và không khí, những dòng bức xạ mãnh liệt đến từ Mặt Trời. Nhưng bạn có thể trải nghiệm môi trường của "Sao Hỏa" ngay trên Trái Đất, ở núi Mauna Loa thuộc quần đảo Hawaii.
Những phi hành gia của NASA đã trải qua một năm sống cách biệt với thế giới tại núi lửa Mauna Loa ở Hawaii. Môi trường Sao Hỏa tại Hawaii không mấy khắc nghiệt so với trong thực tế, nhưng đây là những núi lửa còn hoạt động. Điều này cho thấy mối nguy hiểm tiềm ẩn cho những người tham gia.
Ở Sao Hỏa cũng có những ngọn núi lửa. Đây là nhà của ngọn núi lửa cao nhất hệ Mặt Trời – núi Olympus. Ngọn núi này cao hơn 25 km ở một vùng đồng bằng trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, những ngọn núi lửa trên Sao Hỏa rất hiếm khi phun trào.
Núi lửa ở Trái Đất thường xuyên phun trào khắp nơi trên thế giới. Một trong những ngọn núi lửa hoạt động nhiều nhất là Mauna Loa – nơi nhóm phi hành gia đang làm việc, nó đã phun trào 33 lần kể từ năm 1833 và lần gần đây nhất là vào năm 1984.
Vùng núi lửa Mauna Loa với những điều kiện tương tự như trên Sao Hỏa, đã được NASA và phòng thí nghiệm HI-SEAS thuộc Đại học Hawaii chọn làm nơi để các phi hành gia trải nghiệm cuộc sống khắc nghiệt và cô lập với thế giới.
Cho đến nay, bốn nhóm của HI-SEAS đã hoàn thành được bốn nhiệm vụ. Hai nhiệm vụ làm trong 4 tháng, một nhiệm vụ làm trong 8 tháng và một nhiệm vụ nữa kết thúc vào 28/8, đúng một năm sau khi bắt đầu.
Mỗi nhóm gồm 6 người chia nhau diện tích 111 mét vuông để sống và làm việc. Họ phải giữ liên lạc với người điều khiển sứ mệnh ở mặt đất, họ chỉ được kết nối với gia đình qua email và những đoạn âm thanh. Họ trải qua một năm dài với bộ quần áo không gian mặc trên người.
Khi bắt đầu nhiệm vụ chính, cũng là lúc sự nguy hiểm bắt đầu rình rập. Các nhóm bắt đầu đi thực tế ở môi trường bên ngoài tàu thăm dò giống như khi họ đổ bộ lên Sao Hỏa. Một nhóm thì đi lập bản đồ, một nhóm thì đi thu thập và phân tích mẫu vật. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là vì đây là phần đất bên trên một núi lửa, núi lửa sẽ phun trào bất cứ lúc nào và họ phải có nhiệm vụ dự đoán trước các vụ phun trào.
Dung nham phun ra bởi các núi lửa ở Hawaii có hai kiểu. Một là pahoehoe, loại dung nham cực dày sẽ chảy nhanh xuống chân núi rồi đông cứng lại, trở thành một thứ mềm mịn dùng để bón ruộng. Hai là a'a, loại dung nham với nhiều đá cứng và sắc bén, khi đi qua nó để lại những hòn đá lởm chởm. Các nhóm nghiên cứu phải mang trên mình bộ đồ không gian nặng nề, và phải quyết đoán thật nhanh trước những tình huống.
Chưa hết. Điều tồi tệ hơn là bên trong lòng núi lửa. Sau khi phun trào ra những dòng dung nham, bên trong lòng núi lửa vẫn còn âm ỉ năng lượng. Những 'ống' dẫn dung nham dọc được nối từ sâu dưới lòng đất lên đến miệng núi lửa sẽ phun những đợt dung nham tàn dư sau đó. Còn những 'ống' dung nham ngang nằm bên dưới mặt đất, có thể là nơi bạn đang đứng, bất ngờ sụp đổ và phun trào dung nham.
Việc thăm dò không bao giờ tránh được các rủi ro. Đây chỉ là những thí nghiệm được diễn ra trên Trái Đất, vẫn có một mức độ an toàn nhất định. Những nhà du hành sẽ phải trải nghiệm những cảm giác rõ rệt hơn khi đi hàng triệu dặm để đến được Sao Hỏa.
Những phi hành gia của NASA đã trải qua một năm sống cách biệt với thế giới tại núi lửa Mauna Loa ở Hawaii. Môi trường Sao Hỏa tại Hawaii không mấy khắc nghiệt so với trong thực tế, nhưng đây là những núi lửa còn hoạt động. Điều này cho thấy mối nguy hiểm tiềm ẩn cho những người tham gia.
Ở Sao Hỏa cũng có những ngọn núi lửa. Đây là nhà của ngọn núi lửa cao nhất hệ Mặt Trời – núi Olympus. Ngọn núi này cao hơn 25 km ở một vùng đồng bằng trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, những ngọn núi lửa trên Sao Hỏa rất hiếm khi phun trào.
Núi lửa ở Trái Đất thường xuyên phun trào khắp nơi trên thế giới. Một trong những ngọn núi lửa hoạt động nhiều nhất là Mauna Loa – nơi nhóm phi hành gia đang làm việc, nó đã phun trào 33 lần kể từ năm 1833 và lần gần đây nhất là vào năm 1984.
Vùng núi lửa Mauna Loa với những điều kiện tương tự như trên Sao Hỏa, đã được NASA và phòng thí nghiệm HI-SEAS thuộc Đại học Hawaii chọn làm nơi để các phi hành gia trải nghiệm cuộc sống khắc nghiệt và cô lập với thế giới.
Toàn bộ khu vực giả lập Sao Hỏa của HI-SEAS trên đảo Hawaii. Credit: Cassandra Klos/TIME. |
Cho đến nay, bốn nhóm của HI-SEAS đã hoàn thành được bốn nhiệm vụ. Hai nhiệm vụ làm trong 4 tháng, một nhiệm vụ làm trong 8 tháng và một nhiệm vụ nữa kết thúc vào 28/8, đúng một năm sau khi bắt đầu.
Mỗi nhóm gồm 6 người chia nhau diện tích 111 mét vuông để sống và làm việc. Họ phải giữ liên lạc với người điều khiển sứ mệnh ở mặt đất, họ chỉ được kết nối với gia đình qua email và những đoạn âm thanh. Họ trải qua một năm dài với bộ quần áo không gian mặc trên người.
Khi bắt đầu nhiệm vụ chính, cũng là lúc sự nguy hiểm bắt đầu rình rập. Các nhóm bắt đầu đi thực tế ở môi trường bên ngoài tàu thăm dò giống như khi họ đổ bộ lên Sao Hỏa. Một nhóm thì đi lập bản đồ, một nhóm thì đi thu thập và phân tích mẫu vật. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là vì đây là phần đất bên trên một núi lửa, núi lửa sẽ phun trào bất cứ lúc nào và họ phải có nhiệm vụ dự đoán trước các vụ phun trào.
Dung nham phun ra bởi các núi lửa ở Hawaii có hai kiểu. Một là pahoehoe, loại dung nham cực dày sẽ chảy nhanh xuống chân núi rồi đông cứng lại, trở thành một thứ mềm mịn dùng để bón ruộng. Hai là a'a, loại dung nham với nhiều đá cứng và sắc bén, khi đi qua nó để lại những hòn đá lởm chởm. Các nhóm nghiên cứu phải mang trên mình bộ đồ không gian nặng nề, và phải quyết đoán thật nhanh trước những tình huống.
Cận cảnh một vùng dung nham đã khô trong khu vực giả lập Sao Hỏa của HI-SEAS trên đảo Hawaii. Credit: Cassandra Klos/TIME. |
Chưa hết. Điều tồi tệ hơn là bên trong lòng núi lửa. Sau khi phun trào ra những dòng dung nham, bên trong lòng núi lửa vẫn còn âm ỉ năng lượng. Những 'ống' dẫn dung nham dọc được nối từ sâu dưới lòng đất lên đến miệng núi lửa sẽ phun những đợt dung nham tàn dư sau đó. Còn những 'ống' dung nham ngang nằm bên dưới mặt đất, có thể là nơi bạn đang đứng, bất ngờ sụp đổ và phun trào dung nham.
Việc thăm dò không bao giờ tránh được các rủi ro. Đây chỉ là những thí nghiệm được diễn ra trên Trái Đất, vẫn có một mức độ an toàn nhất định. Những nhà du hành sẽ phải trải nghiệm những cảm giác rõ rệt hơn khi đi hàng triệu dặm để đến được Sao Hỏa.
Anh Tuấn Nguyễn theo TIME