Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Chòm sao Pegasus - Nhóm sao Hình vuông lớn của Phi Mã

Chòm sao Pegasus - Nhóm sao Hình vuông lớn của Phi MãTháng 9 với tiết trời mùa thu dễ chịu cùng những đêm trời đầy sao trong vắt, sẽ là thời gian tuyệt vời cho bạn để ra khỏi nhà và chiêm ngưỡng những vì sao lung linh của bầu trời đêm. Trong tháng 9 này, mời các bạn đến với chú ngựa bay Pegasus và những vì tinh tú ẩn bên trong chú ngựa này.

Pegasus là chòm sao đầu tiên được nhà thiên văn Ptolemy người Hy Lạp liệt kê vào thế kỷ thứ 2. Chòm sao này tượng trưng cho chú ngựa bay trong Thần thoại Hy Lạp. Diện tích chòm sao Phi Mã lớn thứ bảy trên bầu trời. Chòm sao này chứa nhiều thiên thể thú vị cho bạn quan sát suốt mùa thu.




Theo Thần thoại Hy Lạp, Pegasus là một chú bạch mã có cánh được sinh ra khi quái vật đầu rắn Medusa bị chặt đầu. Medusa trước kia là một người phụ nữ trẻ và xinh đẹp, thế nhưng sau một lần ô uế với thần biển Poseidon trong đền thờ của nữ thần Athena và bị bắt gặp, Athena đã biến Medusa thành một người xấu xí với mái tóc là những con rắn độc và hễ bất cứ ai nhìn vào mắt của cô đều bị biến thành đá.

Medusa với hai người chị em của mình được gọi là Gorgons, nhưng hai người kia bất tử, còn Medusa thì không được như vậy.

Vì thực hiện hành động ô uế trong đền thờ Thần biển Poseidon. Medusa từ một thiếu nữ xinh đẹp bị biến thành một quái vật và chàng hiệp sĩ Perseus được lệnh đi giết chết ả.

Chàng hiệp sĩ Perseus tới và giết Medusa. Khi xong việc, ngựa Pegasus và chiến binh Chrysaor được sinh ra từ máu của Medusa. Sau khi được giải thoát, Pegasus bay thẳng lên trời và diện kiến thần Zeus.

Sau đó, chú ngựa bay tới núi Helicon ở Boeotia, là nơi của 9 nữ thần Muse đang sống và làm bạn với họ. Tại đây, Pegasus đã tạo nên một dòng nước tên là Hippocrene chảy từ móng chân ngựa cho tới mặt đất. Cái tên Pegasus trong tiếng Hy Lạp là pegai, có nghĩa là suối nước.

Phần thân của chú bạch phi mã này là một nhóm sao nổi bật của bầu trời đêm mùa thu, được gọi là The Great Square of Pegasus, nghĩa là Hình vuông lớn của Pegasus. Hình vuông này được tạo nên từ ba ngôi sao sáng của Pegasus và một ngôi sao của chòm sao Andromeda hàng xóm.

Một ngôi sao của hình vuông được gọi theo hai tên, hoặc là Alpha Andromedae, hoặc là Delta Pegasi. Tuy nhiên, cái tên Delta Pegasi giờ đây đã không còn được dùng nữa, tên chính thức của nó bây giờ là Alpha Andromedae hay Alpheratz.

Ba đỉnh còn lại là Markab (Alpha Pegasi), Scheat (Beta Pegasi), và Algenib (Gamma Pegasi), đều thuộc chòm sao Phi Mã.




Sao Markab là một sao khổng lồ và là sao sáng thứ ba trong chòm với độ sáng biểu kiến là 2,48, nó cách chúng ta 133 năm ánh sáng và có bán kính thực tế lớn hơn Mặt Trời tới 5 lần. Tên tiếng Arab của nó là markab, có nghĩa là cái yên ngựa.

Sao Scheat là sao sáng thứ nhì của chú ngựa bay. Nó là một sao đỏ bán khổng lồ với độ sáng hơn Mặt Trời tới 1500 lần. Tên của nó trong tiếng Arab là Al Sā’id, nghĩa là cánh tay trên. Nó có độ sáng biểu kiến là 2,42 và cách chúng ta 196 năm ánh sáng.

Sao Algenib cũng là một sao bán khổng lồ với độ sáng biểu kiến là 2,84 với độ xa xấp xỉ so với chúng ta là 390 năm ánh sáng. Nó đánh dấu tay trái thấp của chú bạch mã. Algenib nặng hơn Mặt Trời cỡ 9 lần và khoảng 5 lần bán kính lớn hơn.

Nhưng 3 ngôi sao đỉnh của Hình vuông không phải là sao sáng nhất chòm. Sao sáng nhất của chú ngựa bay là Enif hay Epsilon Pegasi. Nó có độ sáng biểu kiến là 2,399 và cách Mặt Trời cỡ 690 năm ánh sáng. Theo tiếng Arab, chữ Enif là cái mũi, và ngôi sao Enif đánh dấu cái miệng của ngựa.

Messier 15 là thiên thể Messier duy nhất của chòm sao Pegasus. Nó còn có tên là NGC 7078 hay Cumulo de Pegaso. Đây là một cụm sao cầu với kích thước khoảng 18 cung phút, độ sáng biểu kiến của nó là 6,2 và nó cách chúng ta 33.600 năm ánh sáng.

Tuy nó khá mờ trên bầu trời đêm, nhưng độ sáng thực tế của nó là -9,2, tức là sáng hơn Mặt Trời tới 360 ngàn lần. M15 được cho là có tuổi đời đã 12 tỷ năm, khiến nó trở thành một trong những cụm sao lớn tuổi nhất từng được biết tới.

Nhóm thiên hà Stephan, là nhóm 5 thiên hà từ NGC 7317 đến NGC 7320 nằm cách chúng ta khoảng 280 triệu năm ánh sáng. Trừ NGC 7320 chỉ cách chúng ta 40 năm ánh sáng, bốn thiên hà còn lại là những thiên hà nằm gần nhau thật sự trong không gian, và chúng sẽ hợp nhất làm một trong tương lai.

NGC 7320 là một thiên hà xoắn ốc nằm gần Trái Đất hơn trong nhóm 5 thiên hà, nhưng khi quan sát từ góc nhìn Trái Đất, bạn thấy thiên hà này như thuộc một phần của nhóm thiên hà. Với độ sáng biểu kiến là 13,2, bạn cần phải sử dụng kính thiên văn để tìm thấy nó gần ngôi sao Matar.




Từ Nhóm sao Hình vuông lớn của Phi Mã, bạn có thể định hướng đi các nơi khác nhau trên bầu trời.

Hãy nối hai ngôi sao Markab và Alpheratz lại để tạo thành một đường chéo xuyên qua hình vuông, rồi đi tiếp một đoạn gần bằng đoạn vừa nối. Đích đến sẽ là Messier 31, Thiên hà Andromeda nổi tiếng trong chòm sao Andromeda.

Thiên hà Andromeda là một trong những thiên thể xa nhất mà mắt người có thể nhìn thấy được, với khoảng cách 2,9 triệu năm ánh sáng và độ sáng biểu kiến là 3,5. Bạn có thể xem chi tiết về thiên hà này tại video đang xuất hiện trên màn hình.

Hoặc bạn hãy nối hai ngôi sao Algenib và Scheat lại cũng tạo thành một đường chéo trong hình vuông của Pegasus, rồi đi tiếp một đoạn gấp 2 lần đoạn vừa nối. Bạn sẽ bắt gặp được ngôi sao sáng Deneb của chòm sao Cygnus (Thiên nga).

Sao Deneb là đuôi của chú chim Thiên nga, và là đỉnh đầu của nhóm sao Thập tự phương Bắc. Từ sao Gienah trong chòm Cygnus nối tới sao Deneb, bạn sẽ được một đường thẳng luôn chỉ về hướng bắc của bầu trời.

Sao Deneb là một trong ba đỉnh của Tam giác mùa hè. Nếu như sao Vega là nàng Chức Nữ và sao Altair là chàng Ngưu Lang, thì sao Deneb chính là Thiên tân – bến đò của bầu trời – nơi những chú quạ tạo thành ô kiều bắc qua sông Ngân cho đôi tình nhân gặp mặt nhau.

Bạn có thể xem chi tiết về Tam giác mùa hè và chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ trong thiên văn học tại video đang xuất hiện trên màn hình.

Bạn có thể truy cập trang lich.vutrutrongtamtay.org để xem Lịch thiên văn năm 2016.

Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong các chương trình sau của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.




––––––––––

Thực hiện video và nội dung:
Anh Tuấn Nguyễn
anhtuan@ftvh.org

Thuyết minh:
Xuân Oanh
oanhxuan@ftvh.org

Hình ảnh sử dụng trong video:

Skylights
Knate Myers
http://goo.gl/cI9ExO
(00:15 - 00:30)

Ngân Hà ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam
Nguyễn Xuân An
http://goo.gl/uzgMTK
(00:30 - 00:40)

Sao đêm Gò Công
Hòa Vũ
http://goo.gl/BRC6CU
(00:40 - 00:46)

Urania's Mirror - Pegasus and Equuleus
Sidney Hall
http://goo.gl/ng9TvS
(00:46 - 01:01)

Perseus and Medusa
Clash of the Titans
Warner Bros.
(01:15 - 01:18)

Birth of Pegasus
IcyPheonix
http://goo.gl/tzklfJ
(01:18 - 01:24)

Messier 15
NASA, ESA
http://goo.gl/UJQiqW
(03:30 - 03:39)

Messier 15 - Globular cluster in Pegasus
John Mirtle
http://goo.gl/rxHlyB
(03:39 - 03:56)

Stephan's Quintet Hubble 2009
NASA, ESA, and the Hubble SM4 ERO Team
http://goo.gl/bAIcAJ
(04:06 - 04:17)

Stephan's Quintet - Galaxy Group in Pegasus
Bob and Janice Fera
http://goo.gl/Bq9NKx
(04:28 - 04:34)

Andromeda galaxy at a Montana campsite
Ted Van
http://goo.gl/BMFRPW
(04:55 - 05:02)

Andromeda Galaxy (with h-alpha)
Adam Evans
http://goo.gl/uu6zTf
(05:02 - 05:06)

Summer Triangle and Milky Way above Monte Bravo
Miguel Claro
http://goo.gl/8oRizs
(05:40 - 05:57)

Hình ảnh mô phỏng bầu trời bởi phần mềm Stellarium
http://stellarium.org/

Nhạc nền:
How it Begins
Kevin MacLeod
YouTube Audio Library