Quan sát mưa sao băng Perseid vào rạng sáng 13/8
Mưa sao băng Perseid là một cơn mưa sao băng lớn có thể quan sát tốt ở bán cầu bắc với số lượng từ 150 đến 200 sao băng mỗi giờ. Quan sát tốt nhất mưa sao băng Perseid năm 2016 từ tối 12/8 đến rạng sáng 13/8.
Khi nào là thời gian thuận lợi nhất để quan sát mưa sao băng Perseid?
Mưa sao băng Perseid năm 2016 sẽ đạt cực điểm vào 8 giờ tối ngày 12/8, nhưng cực điểm mưa sao băng đến sau 11 giờ đêm mới xuất hiện ở bầu trời hướng đông bắc. Nên bạn hãy bắt đầu quan sát từ sau 12 giờ đêm ngày 13/8.
Nếu bạn có thời gian rảnh, thì cũng đừng nên đợi đến lúc cực đỉnh mới bắt đầu quan sát mà hãy quan sát từ những đêm trước đó, vì không biết chắc được rằng vào đêm 12 sáng 13 tháng 8 trời sẽ có mây hay không mây.
Theo thường lệ hằng năm thì những vệt sao băng Perseid có xu hướng ít dần và tản ra xa nhau khi gần đến sáng. Nếu bạn may mắn thì sẽ thấy được những vệt sao băng lớn và sáng hơn bình thường xẹt nhanh qua bầu trời, những vệt sao băng đặc biệt này chỉ xuất hiện vào nửa đêm khi tâm điểm của sao băng nằm gần đường chân trời.
Cực điểm mưa sao băng Perseid năm 2016 là khi nào?
Theo số liệu chính thức từ Tổ chức Sao băng Thế giới (IMO), mưa sao băng Perseid năm 2016 sẽ đạt cực điểm từ 13:00 đến 15:30 ngày 12/8 (giờ UTC), tức là từ 20:00 đến 22:30 ngày 12/8 (giờ Việt Nam). Lúc này tâm điểm mưa sao băng chưa xuất hiện, nên bạn hãy quan sát từ sau nửa đêm ngày 13/8.
Quan sát mưa sao băng Perseid như thế nào?
Bạn không cần thiết bị hỗ trợ quang học đặc biệt nào để quan sát hiện tượng này và bạn thậm chí không cần biết vị trí của các chòm sao. Nhưng bạn phải chắc chắn rằng nơi bạn quan sát là một nơi tối trời và thời tiết thật tốt, rồi sau đó nhìn lên bầu trời khoảng 20 phút để mắt bạn làm quen với màn đêm.
Tâm điểm của mưa sao băng Perseid đến từ một điểm gần chòm sao Perseus (Anh Tiên). Bạn chỉ cần nhìn về hướng đông bắc sau nửa đêm và sẽ thấy những vệt sao băng lần lượt vụt ra từ tâm điểm.
Thiên thể gốc của mưa sao băng Perseid là gì?
Hằng năm từ ngày 17 đến 24 tháng 8, hành tinh xanh của chúng ta đi ngang qua quỹ đạo của sao chổi Swift-Tuttle – thiên thể gốc của cơn mưa sao băng này.
Các mảnh vỡ và bụi của sao chổi nằm ở ngoài không gian, và khi Trái Đất đi ngang qua thì những hạt bụi đó đi vào thượng tầng khí quyển của hành tinh với tốc độ 210.000 km mỗi giờ tạo thành những vệt sáng và được gọi là sao băng.
Sẽ thỉnh thoảng có những năm bất thường khi Trái Đất đi qua đám bụi và mảnh vỡ dày hơn thì chúng ta sẽ được thưởng thức "bão" sao băng – mưa sao băng với số lượng sao băng rất nhiều.
Sao chổi Swift-Tuttle có một quỹ đạo rất khác thường, quỹ đạo của nó trải rộng hơn cả quỹ đạo của hành tinh lùn Pluto (trước năm 2006 gọi là Sao Diêm Vương) khi nó đến điểm viễn nhật (điểm xa Mặt Trời nhất) và nhỏ hơn cả quỹ đạo của Trái Đất khi nó đến điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất).
Nó quay xung quanh Mặt Trời với thời gian 133 năm mỗi một vòng. Mỗi khi sao chổi này đi sâu vào bên trong hệ Mặt Trời thì Mặt Trời làm nóng nó và vật chất trong nó rơi rớt ra ngoài không gian. Sao chổi Swift-Tuttle đạt điểm cận nhật lần gần đây nhất là vào tháng 12 năm 1992 và đạt điểm viễn nhật lần tiếp theo là vào tháng 7 năm 2126.
Mặc dù mưa sao băng Perseid mang tính ổn định hơn hầu hết những cơn mưa sao băng khác trong năm, nhưng chúng ta vẫn không thể dự đoán chính xác tuyệt đối được cường độ sao băng của mỗi năm. Nó luôn mang tính bất ngờ và không chắc chắn, hy vọng năm nay chúng ta sẽ quan sát được một sự kiện đặc biệt.
Tại sao mưa sao băng này được gọi là Mưa sao băng Perseid?
Những vệt sao băng của cơn mưa sao băng đều xuất phát từ một tâm điểm và tâm điểm này nằm gần chòm sao Perseus, nên người ta gọi nó là mưa sao băng Perseid – sở hữu cánh của Perseus.
Nhưng bạn lưu ý rằng, đây chỉ là sự liên kết trên bầu trời của chúng ta mà thôi. Những ngôi sao của chòm sao Perseus cách chúng ta rất xa – đến vài chục năm ánh sáng, còn những vệt sao băng kia chỉ là những hạt bụi vật chất ở cách mặt đất khoảng 100 cây số.
Nếu như những vệt sao băng này còn tồn tại sau khi rơi từ trên bầu trời xuống mặt đất thì người ta sẽ gọi nó là thiên thạch.
Những vệt sao băng của mưa sao băng Perseid. Tác giả hình: Jeff Berkes. |
Khi nào là thời gian thuận lợi nhất để quan sát mưa sao băng Perseid?
Mưa sao băng Perseid năm 2016 sẽ đạt cực điểm vào 8 giờ tối ngày 12/8, nhưng cực điểm mưa sao băng đến sau 11 giờ đêm mới xuất hiện ở bầu trời hướng đông bắc. Nên bạn hãy bắt đầu quan sát từ sau 12 giờ đêm ngày 13/8.
Nếu bạn có thời gian rảnh, thì cũng đừng nên đợi đến lúc cực đỉnh mới bắt đầu quan sát mà hãy quan sát từ những đêm trước đó, vì không biết chắc được rằng vào đêm 12 sáng 13 tháng 8 trời sẽ có mây hay không mây.
Theo thường lệ hằng năm thì những vệt sao băng Perseid có xu hướng ít dần và tản ra xa nhau khi gần đến sáng. Nếu bạn may mắn thì sẽ thấy được những vệt sao băng lớn và sáng hơn bình thường xẹt nhanh qua bầu trời, những vệt sao băng đặc biệt này chỉ xuất hiện vào nửa đêm khi tâm điểm của sao băng nằm gần đường chân trời.
Cực điểm mưa sao băng Perseid năm 2016 là khi nào?
Theo số liệu chính thức từ Tổ chức Sao băng Thế giới (IMO), mưa sao băng Perseid năm 2016 sẽ đạt cực điểm từ 13:00 đến 15:30 ngày 12/8 (giờ UTC), tức là từ 20:00 đến 22:30 ngày 12/8 (giờ Việt Nam). Lúc này tâm điểm mưa sao băng chưa xuất hiện, nên bạn hãy quan sát từ sau nửa đêm ngày 13/8.
Quan sát mưa sao băng Perseid như thế nào?
Bạn không cần thiết bị hỗ trợ quang học đặc biệt nào để quan sát hiện tượng này và bạn thậm chí không cần biết vị trí của các chòm sao. Nhưng bạn phải chắc chắn rằng nơi bạn quan sát là một nơi tối trời và thời tiết thật tốt, rồi sau đó nhìn lên bầu trời khoảng 20 phút để mắt bạn làm quen với màn đêm.
Tâm điểm của mưa sao băng Perseid đến từ một điểm gần chòm sao Perseus (Anh Tiên). Bạn chỉ cần nhìn về hướng đông bắc sau nửa đêm và sẽ thấy những vệt sao băng lần lượt vụt ra từ tâm điểm.
Thiên thể gốc của mưa sao băng Perseid là gì?
Hằng năm từ ngày 17 đến 24 tháng 8, hành tinh xanh của chúng ta đi ngang qua quỹ đạo của sao chổi Swift-Tuttle – thiên thể gốc của cơn mưa sao băng này.
Các mảnh vỡ và bụi của sao chổi nằm ở ngoài không gian, và khi Trái Đất đi ngang qua thì những hạt bụi đó đi vào thượng tầng khí quyển của hành tinh với tốc độ 210.000 km mỗi giờ tạo thành những vệt sáng và được gọi là sao băng.
Sẽ thỉnh thoảng có những năm bất thường khi Trái Đất đi qua đám bụi và mảnh vỡ dày hơn thì chúng ta sẽ được thưởng thức "bão" sao băng – mưa sao băng với số lượng sao băng rất nhiều.
Trái Đất đang đi qua đám bụi của sao chổi trên quỹ đạo của mình. Hình ảnh từ trang AstroBob. |
Nó quay xung quanh Mặt Trời với thời gian 133 năm mỗi một vòng. Mỗi khi sao chổi này đi sâu vào bên trong hệ Mặt Trời thì Mặt Trời làm nóng nó và vật chất trong nó rơi rớt ra ngoài không gian. Sao chổi Swift-Tuttle đạt điểm cận nhật lần gần đây nhất là vào tháng 12 năm 1992 và đạt điểm viễn nhật lần tiếp theo là vào tháng 7 năm 2126.
Một hình minh họa từ Tạp chí Phổ biến Khoa học (Popular Science) năm 1872 cho thấy các giao điểm giữa quỹ đạo của Trái Đất so với quỹ đạo của sao chổi Swift-Tuttle. Hình ảnh từ Wikimedia. |
Mặc dù mưa sao băng Perseid mang tính ổn định hơn hầu hết những cơn mưa sao băng khác trong năm, nhưng chúng ta vẫn không thể dự đoán chính xác tuyệt đối được cường độ sao băng của mỗi năm. Nó luôn mang tính bất ngờ và không chắc chắn, hy vọng năm nay chúng ta sẽ quan sát được một sự kiện đặc biệt.
Tại sao mưa sao băng này được gọi là Mưa sao băng Perseid?
Những vệt sao băng của cơn mưa sao băng đều xuất phát từ một tâm điểm và tâm điểm này nằm gần chòm sao Perseus, nên người ta gọi nó là mưa sao băng Perseid – sở hữu cánh của Perseus.
Nhưng bạn lưu ý rằng, đây chỉ là sự liên kết trên bầu trời của chúng ta mà thôi. Những ngôi sao của chòm sao Perseus cách chúng ta rất xa – đến vài chục năm ánh sáng, còn những vệt sao băng kia chỉ là những hạt bụi vật chất ở cách mặt đất khoảng 100 cây số.
Nếu như những vệt sao băng này còn tồn tại sau khi rơi từ trên bầu trời xuống mặt đất thì người ta sẽ gọi nó là thiên thạch.
+Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky