Ngưu Lang - Chức Nữ và Thiên văn học
Chúng ta đang ở trong những ngày đầu tiên của mùa thu với tiết trời mát mẻ và dễ chịu. Khoảng thời gian này diễn ra rất nhiều lễ hội văn hóa ở các nước Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hôm nay, Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay xin được giới thiệu tới các bạn một ngày lễ được coi là Ngày lễ Tình yêu của Á châu.
Ngày lễ hội này bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ. Câu chuyện này có hai phiên bản, một của Việt Nam, và một của Trung Hoa. Đầu tiên, Ftvh xin giới thiệu tới các bạn câu chuyện của Việt Nam.
Ngưu Lang là một vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ chuyên việc dệt vải. Ngưu Lang vì say mê vẻ đẹp của Chức Nữ mà đã để trâu đi vào điện Ngọc Hư, Chức Nữ cũng vì mê đắm tiếng tiêu của Ngưu Lang mà làm chậm trễ công việc dệt vải. Ngọc Hoàng rất giận dữ vì chuyện này, nên đã cho hai người ở xa nhau, chia cách họ bằng con sông Ngân, tức là dải Ngân Hà.
Vào thời bấy giờ, dòng sông Ngân không có một cây cầu nào cả, vì thế Ngọc Hoàng sai tất cả thợ mộc lành nghề nhất từ dưới trần gian lên để xây cầu bắc qua sông Ngân. Nhưng vì họ không chịu làm việc với nhau, ai cũng làm theo ý riêng của mình, hậu quả là tới kỳ hẹn giao cầu mà họ vẫn chưa làm xong. Ngọc Hoàng lấy làm bực tức mà biến tất cả bọn họ thành những con quạ đen và bay gần lại thành một đàn để làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.
Tuy nhiên sau đó, Ngọc Hoàng thương tình mà trả lại hình hài con người cho những người thợ mộc, họ xây một chiếc cầu mới rất vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Cây cầu này được gọi là Cầu Ô Thước, Ô tức là loài quạ và Thước tức là loài chim khách, ý là cây cầu được tạo nên bởi những con quạ và những chú chim khách.
Khi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp mặt nhau trên cầu Ô Thước bắt ngang dòng sông Ngân Hà, họ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần gian và tạo thành những cơn mưa, dân gian gọi đây là cơn mưa Ngâu. Và vì thế, trong suốt tháng Bảy sẽ có những cơn mưa dầm dề kéo dài.
Tiếp theo là câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ của dân gian Trung Hoa.
Ngưu Lang (牛郎) là một chàng trai chăn trâu/bò, một lần nhìn thấy bảy nàng tiên xinh đẹp đang tắm và đùa giỡn với nhau trong một hồ nước. Chàng đã lấy trộm váy áo của họ, các nàng tiên cử cô em út và là cô tiên xinh đẹp nhất trong số bảy người có tên là Chức Nữ (織女) – nghĩa là người nữ dệt vải – ra để lấy lại váy áo. Nhưng do quan niệm của lễ giáo phong kiến Trung Hoa ngày xưa, khi Ngưu Lang nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ, nàng đã phải chấp nhận lời cầu hôn của chàng, từ đó họ trở thành vợ chồng và sống với nhau rất hạnh phúc.
Nhưng khi Thiên Hậu biết chuyện, bà đã ngăn cách chuyện tình yêu này vì cho rằng Ngưu Lang là một kẻ tầm thường lại dám cưới một nàng tiên xinh đẹp của nhà trời. Bà rút kẹp tóc của nàng Chức Nữ ra và vạch một con sông lớn cắt ngang bầu trời để chia cách đôi tình nhân mãi mãi, đó chính là dải Ngân Hà trên bầu trời đêm.
Nhưng vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch nọ, bầy quạ dưới trần gian thấy thế mà thương cho họ, bèn cùng nhau bay lên trời mà bắc cầu, gọi là Ô Kiều (鵲橋) để đôi vợ chồng này có thể gặp mặt nhau trong một đêm.
Bây giờ, chúng ta hãy quay lại thời hiện đại để cùng nhau hướng mắt lên bầu trời đêm và tìm ra đôi tình nhân Ngưu Lang – Chức Nữ ở đâu trên bầu trời nhé.
Trong những đêm cuối mùa hè và đầu mùa thu này, bạn hãy ra ngoài trời từ khi màn đêm vừa buông xuống để quan sát một dải các sao sáng nằm vắt ngang bầu trời, đó là dải Ngân Hà. Dải Ngân Hà trên bầu trời kéo dài từ hướng đông bắc và vắt ngang qua bầu trời cho tới hướng tây nam.
Từ phần Ngân Hà ở hướng đông bắc, bạn hãy tìm ra cho mình một nhóm sao có hình tam giác rất nổi bật, được gọi là Tam giác mùa hè. Đây là nhóm sao Được tạo nên bởi ba ngôi sao Vega thuộc chòm sao Lyra, Altair thuộc chòm sao Aquila và Deneb thuộc chòm sao Cygnus. Dải Ngân Hà chạy ngang qua hình tam giác này và đây là nơi câu chuyện bắt đầu.
Đầu tiên chúng ta hãy tới với một ngôi sao rất sáng thuộc một chòm sao rất nhỏ, đó là sao Vega thuộc chòm sao Lyra (Cây đàn). Đây là đỉnh sáng nhất trong ba đỉnh của Tam giác mùa hè, sao Vega chính là nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp của chúng ta.
Sao Vega là ngôi sao sáng thứ năm trên bầu trời đêm, sau các sao sáng Sirius trong chòm sao Canis Major, Canopus trong chòm sao Carina, Alpha Centauri trong chòm sao Centaurus, và Arcturus trong chòm sao Boötes. Còn xét về khu vực bầu trời hướng bắc, thì nó là ngôi sao sáng thứ hai ở nơi đây, sau sao Arcturus màu đỏ cam ở gần đó.
Sao Vega có độ sáng biểu kiến là 0,03, nên vào năm 1856, nhà thiên văn học người Anh là Norman Robert Pogson đã chuẩn hóa hệ thống đo độ sáng sao, ông đã lấy sao Vega làm chuẩn về độ sáng cho các sao khác.
Nàng Chức Nữ trong không gian thực tế chỉ cách Mặt Trời chúng ta 25 năm ánh sáng, tức là nếu bạn có thể du hành vũ trụ với tốc độ ánh sáng, bạn chỉ cần mất 25 năm để có thể gặp mặt được nàng tiên Chức Nữ. Sao Chức Nữ nặng hơn Mặt Trời của chúng ta 2,1 lần, bán kính của sao Chức Nữ thì lớn hơn Mặt Trời 2,4 lần và ông Mặt Trời cũng ít sáng rạng rỡ hơn nàng Chức Nữ là 40 lần.
Tiếp theo, chúng ta hãy đến với phu quân của nàng Chức Nữ, là chàng Ngưu Lang. Chàng Ngưu Lang tượng trưng cho ngôi sao Altair thuộc chòm sao Aquila (Đại bàng), đây là đỉnh sáng thứ nhì của Tam giác mùa hè.
Sao Altair là sao sáng thứ 12 trên bầu trời đêm và cách chúng ta chỉ 16,7 năm ánh sáng với độ sáng biểu kiến là 0,77. Chàng Ngưu Lang nặng hơn ông Mặt Trời của chúng ta 1,79 lần và sáng hơn ông Mặt Trời 10,6 lần.
Điểm đáng chú ý ở ngôi sao Altair, là tốc độ tự quay quanh trục của nó. Ngôi sao này quay quanh trục với tốc độ là 286 cây số mỗi giờ và chỉ cần mất khoảng 9 tiếng đồng hồ là nó đã hoàn thành xong một vòng quay quanh trục.
Sau cùng là ngôi sao Deneb, tên Hán Việt của ngôi sao này là Thiên Tân (天津), ý nghĩa là Bến đò của bầu trời. Trong câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ thì ngôi sao này tượng trưng cho nhiều điều, tùy thuộc vào nhiều phiên bản khác nhau. Có bản thì cho rằng nó là cây cầu bắc qua sông Ngân, hay có bản khác thì cho rằng đây chính là nàng tiên đi theo khi đôi tình nhân gặp gỡ, còn có bản khác nữa thì cho rằng sao Deneb là đứa con của hai người.
Sao Deneb thuộc chòm sao Cygnus (Thiên Nga) – một chòm sao rộng lớn với một nhóm sao nổi bật khác nằm bên trong, là nhóm sao Thập tự phương bắc. Nếu con chim thiên nga Cygnus có đầu hướng lên và sao Deneb là cái đuôi của con thiên nga, thì nhóm sao Thập tự phương bắc hướng xuống với sao Deneb là đỉnh đầu của thập tự này. Thập tự phương bắc hướng bạn đến hướng bắc, nơi có sao Bắc cực đang ở đó.
Dù là theo chiều ngược hay xuôi, dù là chim Thiên nga hay hình Thập tự, thì dải Ngân Hà chạy dọc qua đây và giúp bạn dễ dàng nhận ra nó.
Sao Deneb có độ sáng biểu kiến là 1,25 với khoảng cách cách chúng ta là 3550 năm ánh sáng. Đây là đỉnh ít sáng nhất trong Tam giác mùa hè khi quan sát từ Trái Đất, nó là ngôi sao sáng thứ 19 trên bầu trời đêm. Nhưng trong không gian thực tế, nó là ngôi sao to lớn nhất và sáng rực rỡ nhất trong ba đỉnh của Tam giác mùa hè. Bởi vì nó ở rất xa, nên bạn thấy nó ít sáng, nó có độ sáng thực tế là âm 8,38 và lớn hơn Mặt Trời tới 196 ngàn lần.
Chúng ta vừa điểm mặt qua ba ngôi sao sáng của Tam giác mùa hè. Bây giờ chúng ta hãy đối chiếu chúng giữa truyền thuyết và thiên văn hiện đại. Dải Ngân Hà chạy ngang qua Tam giác mùa hè, đó chính là con sông Ngân ngăn cách tình yêu của hai người. Sao Vega là nàng tiên Chức Nữ và sao Altair là chàng chăn trâu Ngưu Lang, hai ngôi sao này nằm ở hai bên Ngân Hà, chính là đôi tình nhân phải ở hai bên bờ của con sông Ngân. Còn ngôi sao Deneb tượng trưng cho bầy quạ bắc cầu qua sông, hay nàng tiên đi cùng họ hoặc là đứa con của họ.
Tối nay khi màn đêm vừa buông xuống, bạn hãy ra ngoài trời và nhìn về hướng đông bắc để xem đôi tình nhân gặp nhau tâm sự nhé. Họ rất vui mừng khi gặp lại nhau nên có thể trời sẽ mưa vì nước mắt của họ rơi xuống trần gian đấy.
Bạn có thể truy cập vào trang Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay để đọc trực tuyến và tải về tài liệu giúp bạn có thể quan sát các sự kiện thiên văn diễn ra hằng ngày.
Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong các chương trình sau của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.
----------
Thực hiện video : Anh Tuấn Nguyễn
Thuyết minh : Phù Dung Hoa
Nội dung có tham khảo từ :
ConstellationGuide
Wikipedia
Hình ảnh sử dụng trong video :
Dancing in the Rain HDR
ISIK5
http://goo.gl/xNfueQ
Vega : Blue Star in Lyra
Ash Cox
https://goo.gl/WbkOUp
The star Altair
Evan Williams
http://goo.gl/l7d0aO
Hình minh họa bầu trời bởi phần mềm Stellarium
Ngày lễ hội này bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ. Câu chuyện này có hai phiên bản, một của Việt Nam, và một của Trung Hoa. Đầu tiên, Ftvh xin giới thiệu tới các bạn câu chuyện của Việt Nam.
Ngưu Lang là một vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ chuyên việc dệt vải. Ngưu Lang vì say mê vẻ đẹp của Chức Nữ mà đã để trâu đi vào điện Ngọc Hư, Chức Nữ cũng vì mê đắm tiếng tiêu của Ngưu Lang mà làm chậm trễ công việc dệt vải. Ngọc Hoàng rất giận dữ vì chuyện này, nên đã cho hai người ở xa nhau, chia cách họ bằng con sông Ngân, tức là dải Ngân Hà.
Vào thời bấy giờ, dòng sông Ngân không có một cây cầu nào cả, vì thế Ngọc Hoàng sai tất cả thợ mộc lành nghề nhất từ dưới trần gian lên để xây cầu bắc qua sông Ngân. Nhưng vì họ không chịu làm việc với nhau, ai cũng làm theo ý riêng của mình, hậu quả là tới kỳ hẹn giao cầu mà họ vẫn chưa làm xong. Ngọc Hoàng lấy làm bực tức mà biến tất cả bọn họ thành những con quạ đen và bay gần lại thành một đàn để làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.
Khi Ngưu Lang và Chức Nữ gặp mặt nhau trên cầu Ô Thước bắt ngang dòng sông Ngân Hà, họ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần gian và tạo thành những cơn mưa, dân gian gọi đây là cơn mưa Ngâu. Và vì thế, trong suốt tháng Bảy sẽ có những cơn mưa dầm dề kéo dài.
Tiếp theo là câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ của dân gian Trung Hoa.
Ngưu Lang (牛郎) là một chàng trai chăn trâu/bò, một lần nhìn thấy bảy nàng tiên xinh đẹp đang tắm và đùa giỡn với nhau trong một hồ nước. Chàng đã lấy trộm váy áo của họ, các nàng tiên cử cô em út và là cô tiên xinh đẹp nhất trong số bảy người có tên là Chức Nữ (織女) – nghĩa là người nữ dệt vải – ra để lấy lại váy áo. Nhưng do quan niệm của lễ giáo phong kiến Trung Hoa ngày xưa, khi Ngưu Lang nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ, nàng đã phải chấp nhận lời cầu hôn của chàng, từ đó họ trở thành vợ chồng và sống với nhau rất hạnh phúc.
Nhưng khi Thiên Hậu biết chuyện, bà đã ngăn cách chuyện tình yêu này vì cho rằng Ngưu Lang là một kẻ tầm thường lại dám cưới một nàng tiên xinh đẹp của nhà trời. Bà rút kẹp tóc của nàng Chức Nữ ra và vạch một con sông lớn cắt ngang bầu trời để chia cách đôi tình nhân mãi mãi, đó chính là dải Ngân Hà trên bầu trời đêm.
Nhưng vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch nọ, bầy quạ dưới trần gian thấy thế mà thương cho họ, bèn cùng nhau bay lên trời mà bắc cầu, gọi là Ô Kiều (鵲橋) để đôi vợ chồng này có thể gặp mặt nhau trong một đêm.
Bây giờ, chúng ta hãy quay lại thời hiện đại để cùng nhau hướng mắt lên bầu trời đêm và tìm ra đôi tình nhân Ngưu Lang – Chức Nữ ở đâu trên bầu trời nhé.
Trong những đêm cuối mùa hè và đầu mùa thu này, bạn hãy ra ngoài trời từ khi màn đêm vừa buông xuống để quan sát một dải các sao sáng nằm vắt ngang bầu trời, đó là dải Ngân Hà. Dải Ngân Hà trên bầu trời kéo dài từ hướng đông bắc và vắt ngang qua bầu trời cho tới hướng tây nam.
Từ phần Ngân Hà ở hướng đông bắc, bạn hãy tìm ra cho mình một nhóm sao có hình tam giác rất nổi bật, được gọi là Tam giác mùa hè. Đây là nhóm sao Được tạo nên bởi ba ngôi sao Vega thuộc chòm sao Lyra, Altair thuộc chòm sao Aquila và Deneb thuộc chòm sao Cygnus. Dải Ngân Hà chạy ngang qua hình tam giác này và đây là nơi câu chuyện bắt đầu.
Đầu tiên chúng ta hãy tới với một ngôi sao rất sáng thuộc một chòm sao rất nhỏ, đó là sao Vega thuộc chòm sao Lyra (Cây đàn). Đây là đỉnh sáng nhất trong ba đỉnh của Tam giác mùa hè, sao Vega chính là nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp của chúng ta.
Sao Vega là ngôi sao sáng thứ năm trên bầu trời đêm, sau các sao sáng Sirius trong chòm sao Canis Major, Canopus trong chòm sao Carina, Alpha Centauri trong chòm sao Centaurus, và Arcturus trong chòm sao Boötes. Còn xét về khu vực bầu trời hướng bắc, thì nó là ngôi sao sáng thứ hai ở nơi đây, sau sao Arcturus màu đỏ cam ở gần đó.
Sao Vega có độ sáng biểu kiến là 0,03, nên vào năm 1856, nhà thiên văn học người Anh là Norman Robert Pogson đã chuẩn hóa hệ thống đo độ sáng sao, ông đã lấy sao Vega làm chuẩn về độ sáng cho các sao khác.
Nàng Chức Nữ trong không gian thực tế chỉ cách Mặt Trời chúng ta 25 năm ánh sáng, tức là nếu bạn có thể du hành vũ trụ với tốc độ ánh sáng, bạn chỉ cần mất 25 năm để có thể gặp mặt được nàng tiên Chức Nữ. Sao Chức Nữ nặng hơn Mặt Trời của chúng ta 2,1 lần, bán kính của sao Chức Nữ thì lớn hơn Mặt Trời 2,4 lần và ông Mặt Trời cũng ít sáng rạng rỡ hơn nàng Chức Nữ là 40 lần.
Tiếp theo, chúng ta hãy đến với phu quân của nàng Chức Nữ, là chàng Ngưu Lang. Chàng Ngưu Lang tượng trưng cho ngôi sao Altair thuộc chòm sao Aquila (Đại bàng), đây là đỉnh sáng thứ nhì của Tam giác mùa hè.
Sao Altair là sao sáng thứ 12 trên bầu trời đêm và cách chúng ta chỉ 16,7 năm ánh sáng với độ sáng biểu kiến là 0,77. Chàng Ngưu Lang nặng hơn ông Mặt Trời của chúng ta 1,79 lần và sáng hơn ông Mặt Trời 10,6 lần.
Điểm đáng chú ý ở ngôi sao Altair, là tốc độ tự quay quanh trục của nó. Ngôi sao này quay quanh trục với tốc độ là 286 cây số mỗi giờ và chỉ cần mất khoảng 9 tiếng đồng hồ là nó đã hoàn thành xong một vòng quay quanh trục.
Sau cùng là ngôi sao Deneb, tên Hán Việt của ngôi sao này là Thiên Tân (天津), ý nghĩa là Bến đò của bầu trời. Trong câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ thì ngôi sao này tượng trưng cho nhiều điều, tùy thuộc vào nhiều phiên bản khác nhau. Có bản thì cho rằng nó là cây cầu bắc qua sông Ngân, hay có bản khác thì cho rằng đây chính là nàng tiên đi theo khi đôi tình nhân gặp gỡ, còn có bản khác nữa thì cho rằng sao Deneb là đứa con của hai người.
Sao Deneb thuộc chòm sao Cygnus (Thiên Nga) – một chòm sao rộng lớn với một nhóm sao nổi bật khác nằm bên trong, là nhóm sao Thập tự phương bắc. Nếu con chim thiên nga Cygnus có đầu hướng lên và sao Deneb là cái đuôi của con thiên nga, thì nhóm sao Thập tự phương bắc hướng xuống với sao Deneb là đỉnh đầu của thập tự này. Thập tự phương bắc hướng bạn đến hướng bắc, nơi có sao Bắc cực đang ở đó.
Dù là theo chiều ngược hay xuôi, dù là chim Thiên nga hay hình Thập tự, thì dải Ngân Hà chạy dọc qua đây và giúp bạn dễ dàng nhận ra nó.
Sao Deneb có độ sáng biểu kiến là 1,25 với khoảng cách cách chúng ta là 3550 năm ánh sáng. Đây là đỉnh ít sáng nhất trong Tam giác mùa hè khi quan sát từ Trái Đất, nó là ngôi sao sáng thứ 19 trên bầu trời đêm. Nhưng trong không gian thực tế, nó là ngôi sao to lớn nhất và sáng rực rỡ nhất trong ba đỉnh của Tam giác mùa hè. Bởi vì nó ở rất xa, nên bạn thấy nó ít sáng, nó có độ sáng thực tế là âm 8,38 và lớn hơn Mặt Trời tới 196 ngàn lần.
Chúng ta vừa điểm mặt qua ba ngôi sao sáng của Tam giác mùa hè. Bây giờ chúng ta hãy đối chiếu chúng giữa truyền thuyết và thiên văn hiện đại. Dải Ngân Hà chạy ngang qua Tam giác mùa hè, đó chính là con sông Ngân ngăn cách tình yêu của hai người. Sao Vega là nàng tiên Chức Nữ và sao Altair là chàng chăn trâu Ngưu Lang, hai ngôi sao này nằm ở hai bên Ngân Hà, chính là đôi tình nhân phải ở hai bên bờ của con sông Ngân. Còn ngôi sao Deneb tượng trưng cho bầy quạ bắc cầu qua sông, hay nàng tiên đi cùng họ hoặc là đứa con của họ.
Tối nay khi màn đêm vừa buông xuống, bạn hãy ra ngoài trời và nhìn về hướng đông bắc để xem đôi tình nhân gặp nhau tâm sự nhé. Họ rất vui mừng khi gặp lại nhau nên có thể trời sẽ mưa vì nước mắt của họ rơi xuống trần gian đấy.
Bạn có thể truy cập vào trang Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay để đọc trực tuyến và tải về tài liệu giúp bạn có thể quan sát các sự kiện thiên văn diễn ra hằng ngày.
Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong các chương trình sau của Ftvh – Vũ trụ trong tầm tay.
Thực hiện video : Anh Tuấn Nguyễn
Thuyết minh : Phù Dung Hoa
Nội dung có tham khảo từ :
ConstellationGuide
Wikipedia
Hình ảnh sử dụng trong video :
Dancing in the Rain HDR
ISIK5
http://goo.gl/xNfueQ
Vega : Blue Star in Lyra
Ash Cox
https://goo.gl/WbkOUp
The star Altair
Evan Williams
http://goo.gl/l7d0aO
Hình minh họa bầu trời bởi phần mềm Stellarium