Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Tinh vân Orion trong chòm sao Orion trên bầu trời tối ngày 29/11

Bầu trời đêm mùa đông với những thiên thể sáng lấp lánh đã sẵn sàng để bạn chiêm ngưỡng nó. Một trong những chòm sao nổi bật và dễ nhận biết ra nhất của mùa này là chòm sao Orion (Thợ săn), chòm sao Orion mọc lên ở chân trời hướng đông từ 8 giờ tối và lặn đi khi ánh Mặt Trời lên. Bạn có thể nhận ra chòm sao này một cách dễ dàng bởi ba ngôi sao cách đều và thẳng hàng nhau nằm giữa hai ngôi sao sáng nhất của chòm là Betelgeuse và Rigel, tuy nhiên chòm sao này không chỉ có vậy, nó còn nhiều tinh vân ẩn chứa bên trong mà bạn cần phải quan sát qua kính thiên văn mới có thể khám phá hết được.

Chòm sao Orion, Thắt lưng của Orion, Thanh gươm của Orion và tinh vân Orion. Hình minh họa bởi Stellarium.
Chòm sao Orion, Thắt lưng của Orion, Thanh gươm của Orion và tinh vân Orion. Hình minh họa bởi Stellarium.

Một khi bạn tìm thấy ba ngôi sao thắt lưng, bạn cũng có thể xác định được Tinh vân Orion (M42), một khu vực đang tạo ra rất nhiều ngôi sao mới. Nếu bạn quan sát kỹ hơn một chút, bạn sẽ nhận ra một đường thẳng của các thiên thể nối từ trên ba ngôi sao thắt lưng của chàng thợ săn. Những ngôi sao này tượng trưng cho Thanh gươm của chàng thợ săn. Tinh vân Lạp Hộ sẽ nằm ở khoảng giữa trở xuống của Thanh gươm này.

Hầu hết các tinh vân - đám mây bụi khí liên sao rất khó nếu không muốn nói là không thể thấy được bằng mắt thường và thậm chí là cả kính thiên văn. Nhưng Tinh vân Orion thì khác biệt gần như hoàn toàn. Nó có thể quan sát được bằng mắt thường ở nơi không bị ô nhiễm ánh sáng, đêm không trăng. Nó giống như một ngôi sao được bao phủ bởi một đám khói phát quang. Bạn hãy đến một vùng quê nào đó, tự mình quan sát Tinh vân Orion để xem nó như thế nào. Một chiếc kính thiên văn, hoặc thậm chí chỉ là một cái ống nhòm để thưởng thức một trong những kho báu tuyệt vời nhất của bầu trời đêm mùa đông.

Xem các sự kiện quan sát trong tuần từ 23/11 tới 29/11/2014 tại bài viết này.

+Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ Astronomy, EarthSky