Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10/2014

Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ thứ ba của tháng 10 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ được quan sát Mặt Trăng nằm gần sao Aldebaran và cụm sao Pleiades, dải Ngân Hà vào mùa thu, Mặt Trăng đạt pha hạ huyền, hành tinh Mộc tỏa sáng trước bình minh và sự kiện quan sát hiếm gặp là một sao chổi sẽ tới rất gần hành tinh Hỏa.

Bầu trời trong tuần từ 28/9 tới 4/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 5/10 tới 11/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 19/10 tới 25/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 26/10 tới 1/11/2014

Bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10/2014
Bầu trời trong tuần từ 12/10 tới 18/10/2014

Chủ Nhật, 12/10/2014. Xem bài viết.
Mặt Trăng nằm gần sao Aldebaran của chòm sao Taurus (bò vàng) và cụm sao Pleiades (Thất Nữ) vào tối 12/10 và sẽ gần hơn nữa trong vài ngày tới. Tối 12/10, Mặt Trăng sẽ mọc từ lúc 21:13 và cụm sao Thất Nữ mọc lên từ 9 giờ tối trong khi chòm sao Bò vàng sẽ mọc lên từ 10 giờ khuya. Vậy bạn hay quan sát những thiên thể này từ sau nửa đêm để quan sát được tốt nhất. Mặt Trăng sẽ nằm giữa cụm sao Thất Nữ và ngôi sao Aldebran vào tối ngày 12/10 và từ ngày 13/10 trở đi, Mặt Trăng sẽ dần đi xa hai thiên thể này.

Mặt Trăng cùng hành tinh Kim và sao Aldebaran, cụm sao Pleiades. Tác giả : Herbert Raab.
Mặt Trăng cùng hành tinh Kim và sao Aldebaran, cụm sao Pleiades. Tác giả : Herbert Raab. Xem hình trên Flickr.

Thứ hai, 13/10/2014. Xem bài viết.
Sử dụng Tam giác mùa hè để quan sát dải Ngân Hà. Trong ba đỉnh của Tam giác mùa hè là sao Ngưu Lang, sao Chức Nữ và sao Deneb thì sao Deneb là ngôi sao nằm ở vị trí thú vị, nó nằm ngay giữa dải Ngân Hà và chòm sao Cygnus (Thiên Nga) của nó cũng nằm gần xích đạo thiên hà (galactic equator) của dải Ngân Hà. Chòm sao Thiên Nga cũng là một mũi tên chỉ đường thú vị, nếu như chòm sao Crux (Thập tư phương nam) chỉ về hướng nam của bầu trời thì chòm sao Thiên Nga với tên gọi không chính thức khác là Thập tự phương bắc cũng sẽ chỉ cho bạn hướng bắc của bầu trời, sao Deneb là đỉnh đầu của Thập tự. Vậy bạn hãy sắp xếp một chuyến đi về những vùng ngoại ô hay miền quê để tránh xa ánh đèn thành phố và cùng quan sát dải Ngân Hà với đầy những ngôi sao cùng với Tam giác mùa hè.

Dải Ngân Hà khi quan sát từ vách đá Raven’s Nest ở Công viên Quốc gia Acadia ở Maine, đông bắc Vương quốc Anh. Tác giả : Adam Woodworth.
Dải Ngân Hà khi quan sát từ vách đá Raven’s Nest ở Công viên Quốc gia Acadia ở Maine, đông bắc Vương quốc Anh. Tác giả : Adam Woodworth.

Tam giác mùa hè là một nhóm sao chứ không phải là một chòm sao chính thức, nó được nối lại từ ba ngôi sao Vega (Chức Nữ) của chòm sao Lyra (Thiên Cầm), sao Altair (Ngưu Lang) của chòm sao Aquila (Thiên Ưng) và sao Deneb của chòm sao Cygnus (Thiên Nga).

Thứ ba, 14/10/2014.
Hành tinh Hỏa xuất hiện thấp gần chân trời bầu trời hướng tây nam ngay khi Mặt Trời lặn chút xíu, hành tinh đỏ này sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 0,8 trong khu vực chòm sao Ophiuchus (Người giữ rắn) và nằm rất gần với ngôi sao sáng 3 độ Theta Ophiuchi (θ Ophiuchi) về hướng bắc, ngôi sao này là một ngôi sao có màu xanh lợt, hãy quan sát qua ống dòm hay kính thiên văn để thấy rõ sự tương phản màu sắc của hai thiên thể này.

Thứ tư, 15/10/2014. Xem bài viết.
Mặt Trăng sẽ đạt pha trăng hạ huyền vào lúc 02:13 sáng 16/10. Mặt Trăng sẽ mọc lên bầu trời từ lúc 23:44 ngày 15/10 và lặn vào 12:13 trưa ngày 16/10. Trăng hạ huyền sẽ mọc lên cao nhất trên bầu trời là ở 81° so với bầu trời hướng đông bắc vào lúc 5:59 ngày 16/10 nhưng lúc 5:44 thì Mặt Trời đã mọc nên bạn có thể quan sát được trăng nửa-sáng-nửa-tối trong khu vực chòm sao Gemini (Song Tử) từ sau nửa đêm cho tới sáng.

Trăng hạ huyền là trăng bán nguyệt vào nửa cuối tháng âm lịch, lúc nầy chỉ có phân nửa bên trái của Mặt Trăng là được nhìn thấy, ngược lại với trăng thượng huyền vào nửa đầu tháng âm lịch khi bạn có thể nhìn thấy nửa bên phải của Mặt Trăng. Hình ảnh : Jamie Cooper.
Trăng hạ huyền là trăng bán nguyệt vào nửa cuối tháng âm lịch, lúc nầy chỉ có phân nửa bên trái của Mặt Trăng là được nhìn thấy, ngược lại với trăng thượng huyền vào nửa đầu tháng âm lịch khi bạn có thể nhìn thấy nửa bên phải của Mặt Trăng. Hình ảnh : Jamie Cooper.

Bạn có biết rằng, bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng sẽ di chuyển lệch đi 12° trên bầu trời so với ngày hôm trước và điều này làm cho nó mọc/lặn sớm hơn khoảng một tiếng đồng hồ so với ngày hôm trước. Cứ mỗi 29 ngày rưỡi thì Mặt Trăng sẽ di chuyển lại gần Mặt Trời và gọi đó là pha trăng mới (cuối/đầu tháng âm lịch), rồi từ từ nó sẽ mọc vào ban ngày và xuất hiện trên bầu trời chiều hướng tây trước ngày rằm hay còn gọi là pha trăng tròn, sau ngày rằm nó sẽ mọc lên từ buổi tối ở chân trời hướng đông và từ từ sẽ mọc trễ vào lúc gần sáng cho tới khi tới pha trăng mới.

Thứ năm, 16/10/2014. Xem bài viết.
Hãy quan sát thiên hà Andromeda vào tối nay, thiên hà Tiên Nữ sẽ xuất hiện từ khi màn đêm vừa buông xuống ở chân trời hướng đông bắc và sẽ không quan sát được nữa khi bình minh dần tới ở hướng tây bắc sáng hôm sau, nó sẽ đạt vị trí cao nhất là khoảng 60° ở bầu trời hướng bắc vào lúc nửa đêm. Thiên hà M31 sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến là 4,4 và sẽ nằm trong khu vực chòm sao cùng tên, bạn hoàn toàn có thể quan sát được nó bằng mắt thường trong điều kiện quan sát tốt và thị lực của bạn bình thường, và nó là vật thể xa nhất mà mắt người bình thường có thể quan sát được.

Thiên hà Tiên Nữ trên bầu trời khu cắm trại Montana vào giữa tháng 8 năm 2012. Tác giả : Ted Van.
Thiên hà Tiên Nữ trên bầu trời khu cắm trại Montana vào giữa tháng 8 năm 2012. Tác giả : Ted Van.

Thứ sáu, 17/10/2014. Xem bài viết.
Bạn hãy dậy sớm vào rạng sáng mai trước bình minh để quan sát trăng khuyết nửa tháng cuối tỏa sáng cùng hành tinh Mộc. Hành tinh Mộc đã mọc lên ở bầu trời hướng đông từ lúc 1:21 sáng và sẽ cao 58° trên bầu trời hướng đông trước khi Mặt Trời mọc vào lúc 5:44 sáng cùng ngày trong khi Mặt Trăng đã mọc từ lúc 1:18 và sẽ cao nhất trên bầu trời ở độ cao 62° so với chân trời hướng đông.

Quan sát trăng khuyết nửa tháng âm lịch chót cùng hành tinh Mộc tỏa sáng gần chòm sao Sư Tử vào sáng sớm những ngày tiếp theo. Hình minh họa : SkyAndTelescope.
Quan sát trăng khuyết nửa tháng âm lịch chót cùng hành tinh Mộc tỏa sáng gần chòm sao Sư Tử vào sáng sớm những ngày tiếp theo. Hình minh họa : SkyAndTelescope.

Khi quan sát trên bầu trời, bạn thấy Mặt Trăng và hành tinh Mộc thì nằm thật gần nhau, tuy nhiên trên thực tế, chúng nằm cách rất xa nhau trong không gian. Hành tinh Mộc vào thời điểm đó cách chỗ bạn quan sát tới 47 phút ánh sáng (tức là vào khoảng 845 ngàn cây số) trong khi Mặt Trăng xa bạn chỉ có 1,3 giây ánh sáng (tức là vào khoảng 389 ngàn km).

Thứ bảy, 18/10/2014. Xem bài viết.
Một sự kiện quan sát thú vị và hiếm gặp dành cho những bạn có trang bị "súng ống" mạnh đầy đủ. Sao chổi Siding Spring (C/2013 A1) sẽ cách hành tinh Hỏa khoảng 140 ngàn cây số — là khoảng cách gần nhất trong lịch sử của các sao chổi tới gần hành tinh Hỏa, và thậm chí là trong lịch sử của các sao chổi tới gần Trái Đất. Để quan sát được tụi nó cũng là một cái thử thách, bạn hãy quan sát chúng khi màn đêm vừa buông xuống ở gần chân trời hướng tây nam, sao chổi này sẽ có độ sáng biểu kiến là 10 hoặc 11 độ - mờ hơn hành tinh Hỏa tới một ngàn lần. Bạn cần phải có một kính thiên văn 8 inch hoặc lớn hơn cùng với một bầu trời và thời tiết lý tưởng để quan sát. Nếu như bạn chưa trang bị, bạn hoàn toàn có thể quan sát nó trực tuyến bằng dự án Kính thiên văn ảo (Virtual Telescope project) vào lúc 23:45 tối ngày 19/10 hoặc chương trình thu lại để xem sau tại trang này.

Mô phỏng quỹ đạo của hành tinh Hỏa và của sao chổi Siding Spring. Hình minh họa : NASA.

+Anh Tuấn Nguyễn theo Astronomy, SkyAndTelescope, EarthSky