Lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo ở Việt Nam là khi nào?
Chiều 8/10 vừa qua ở Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Đây là lần nguyệt thực toàn phần thứ nhì trong chuỗi 4 nguyệt thực toàn phần liên tục nhau cách 6 tháng, tức là bạn vẫn còn có cơ hội quan sát được nữa trong 6 và 12 tháng tới.
Dưới đây là nhắc nhở bạn về những lần nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra tiếp theo. Bạn đọc qua và lưu ghi chú vào lịch cho nhớ nhé.
Cực đại vào lúc 19:01 tối ngày 4/4/2015
Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 18:59 tới 19:03 trong khi pha một phần xảy ra từ 17:16 tới 20:45. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:10 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:08. Mặt Trăng sẽ nằm cao 13° so với chân trời khi vào cực đại của nguyệt thực toàn phần.
Dưới đây là nhắc nhở bạn về những lần nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra tiếp theo. Bạn đọc qua và lưu ghi chú vào lịch cho nhớ nhé.
Cực đại vào lúc 19:01 tối ngày 4/4/2015
Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 18:59 tới 19:03 trong khi pha một phần xảy ra từ 17:16 tới 20:45. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:10 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:08. Mặt Trăng sẽ nằm cao 13° so với chân trời khi vào cực đại của nguyệt thực toàn phần.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 4/4/2015. Việt Nam sẽ quan sát được lúc trăng mọc. Đồ họa: NASA. |
Cực đại vào lúc 09:48 sáng ngày 28/9/2015
Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 09:12 tới 10:23 trong khi pha một phần xảy ra từ 08:08 tới 11:27. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:14 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:19. Lần nguyệt thực này ở Việt Nam sẽ không quan sát được.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 28/9/2015. Việt Nam sẽ không quan sát được lần nguyệt thực toàn phần này. Đồ họa: NASA. |
Cực đại vào lúc 20:31 tối ngày 31/1/2018
Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 19:03 tới 21:09 trong khi pha một phần xảy ra từ 18:50 tới 22:12. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:03 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:17. Mặt Trăng sẽ nằm cao 36° so với chân trời khi vào cực đại của nguyệt thực toàn phần.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 31/8/2018. Việt Nam sẽ quan sát được gần toàn bộ nguyệt thực toàn phần. Đồ họa: NASA. |
Cực đại vào lúc 12:13 trưa ngày 21/1/2019
Pha toàn phần nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 11:42 tới 12:44 trong khi pha một phần xảy ra từ 10:35 tới 13:51. Mặt Trăng ngày hôm đó sẽ mọc lên từ chân trời hướng đông lúc 18:20 và lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00:37. Lần nguyệt thực này ở Việt Nam sẽ không quan sát được.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 21/1/2019. Việt Nam sẽ không quan sát được lần nguyệt thực toàn phần này. Đồ họa: NASA. |
Quang Niên