Sự điên rồ của quý ngài Isaac Newton
Trong họa phẩm “Newton” của mình, nhà văn, họa sĩ người Anh William Blake đã thể hiện Newton như một biểu tượng hình học thiêng liêng. Trong tác phẩm này, một Newton trần trụi đang ngồi trên tảng đá giữa đại dương và tì lên những gợn sóng khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng đến hình tượng của Chúa Ba Ngôi.
Mô tả của Blake về tính cách của Newton mang tính biểu tượng cao song chính điều này lại lột tả con người thật của Newton hơn bất kì tác phẩm nghệ thuật nào khác. Phần lớn những gì chúng ta biết về Newton là sự đóng góp to lớn của ông cho khoa học như Ba định luật về chuyển động (nguyên tắc quán tính, gia tốc và phản lực), luật hấp dẫn và những khám phá của ông trong các lĩnh vực quang học, thiên văn và toán học. Những định luật của Newton đã cho phép tính toán được khoảng cách, tốc độ và trọng lượng thực tế, điều này đặt nền tảng cho các phát minh hiện đại từ động cơ hơi nước đến tên lửa không gian.
Mô tả của Blake về tính cách của Newton mang tính biểu tượng cao song chính điều này lại lột tả con người thật của Newton hơn bất kì tác phẩm nghệ thuật nào khác. Phần lớn những gì chúng ta biết về Newton là sự đóng góp to lớn của ông cho khoa học như Ba định luật về chuyển động (nguyên tắc quán tính, gia tốc và phản lực), luật hấp dẫn và những khám phá của ông trong các lĩnh vực quang học, thiên văn và toán học. Những định luật của Newton đã cho phép tính toán được khoảng cách, tốc độ và trọng lượng thực tế, điều này đặt nền tảng cho các phát minh hiện đại từ động cơ hơi nước đến tên lửa không gian.
“Newton” bởi William Blake. |
Tuy nhiên một khía cạnh khác trong cuộc đời của ông ít được nhắc đến đã khắc họa tính cách cũng như có mối liên hệ mật thiết đến những khám phá của Newton.
Tiểu sử của Newton ghi lại những dấu hiệu của chứng rối loạn lưỡng cực (hay còn gọi là hưng-trầm cảm), một căn bệnh đã khiến ông phải chịu nhiều đau đơn trong suốt cuộc đời của mình. Những nhà văn lãng mạn thường gọi chứng hưng trầm cảm là “căn bệnh của những thiên tài” trong khi những người khác cho rằng đó là nhân tố cấu thành nên sức sáng tạo. Người ta cho rằng chứng trầm cảm sẽ khiến con người trở nên cầu toàn hơn còn chứng hưng phấn sẽ giúp tăng năng suất làm việc.
Điều này có thể đúng, song cho dù có những phát minh sáng tạo cũng như những thành tựu vĩ đại đat được nhờ chứng hưng trầm cảm thì có một điều chắc chắn đối với những người bệnh rằng đây là một căn bệnh có thể phá hủy cuộc sống của họ và gây nên những tác động đau đớn về thể xác cho người thân xung quanh họ.
Ngay từ nhỏ Newton đã sớm có những triệu chứng của chứng rối loạn lưỡng cực : ông là môt cậu bé cô đơn, không tham gia vào các trò chơi cùng những cậu bé khác. Ông dành phần lớn thời gian một mình dựng những cối xay gió thu nhỏ, các cỗ máy, xe đẩy và nhiều phát minh khác. Ông thường có những cơn giận dữ, tấn công bạn bè và những người thân trong gia đình mà sau này được ông mô tả lại là “đe dọa sẽ đốt ngôi nhà và thiêu sống cha mẹ tôi cùng nó”.
Newton cũng có những khoảnh khắc hối hận, điều này được ông ghi lại trong danh sách dài những tội lỗi và sai trái của mình trong đó có thể kể đến như “tự cao tự đại”, “đấm chị gái”, “nổi cáu với mẹ”. Tính cách bạo lực này khiến ông không được lòng mọi người, những người đồng nghiệp và hầu gái trong gia đình rất vui mừng khi ông rời nhà để đến Cambridge.
Newton chỉ có một người bạn duy nhất trong lứa bạn đồng môn của mình tại đại học Cambridge. Nhật kí của ông trong những năm tháng học tập đầy lo âu, buồn bã, sợ hãi, tự đánh giá thấp bản thân và những ý định tự tử. Sau khi được nhận vào trường Cambridge, chứng hưng trầm cảm vẫn tiếp tục đeo ám ông với những dấu hiệu như thường xuyên quên ăn uống. Những sự kiện này thường kéo theo các cơn suy sụp vì trầm cảm khiến Newton trở nên nhạy cảm và tức giận với mọi lời chỉ trích trong công việc của mình. Kết quả là ông rời khỏi cộng đồng khoa học và từ chối tiếp tục những nghiên cứu của mình.
Mặc dù những thành công đã rõ rệt song Newton lại sợ tiết lộ những công trình của mình trước những sự chỉ trích của đồng nghiệp. Ông giữ kín các tính toán của mình cho đến khi Leibniz tuyên bố là người khám phá ra chúng đầu tiên. Và nếu không phải nhờ sự động viên của người bạn là nhà thiên văn học của mình- Edmund Halley thì công trình vĩ đại nhất của ông có lẽ sẽ không bao giờ được công bố : cuốn Principia (Các nguyên lý cơ bản của toán học).
Newton thường từ chối tất cả những ý kiến của người khác. Mỗi khi phải tiếp xúc với mọi người, ông thường đóng góp rất ít trong các cuộc hội thoại. Mối quan hệ của ông với các nhà khoa học khác có phần độc đoán, ông từ chối nói chuyện với những ai dám không đồng ý với mình. Đối với bạn bè hay kẻ thù, ông đều có cách ứng xử như nhau.
Trong cuộc đời của mình, có hai người mà Newton vô cùng yêu mến. Người đầu tiên là cô cháu gái và cũng chính là người quản gia trong nhà của ông tại London – Catherine Barton; người còn lại là nhà toán học người Thụy Sĩ – Fatio de Duillier, anh chỉ mới 25 tuổi khi gặp Newton. Căn cứ vào cảm xúc mãnh liệt của họ cũng như việc cả hai đều chưa từng kết hôn, một số người nghiên cứu tiểu sử của Newton nghi ngờ rằng giữa hai người có mối quan hệ đồng giới, tuy nhiên không có bằng chứng nào chứng minh điều này.
Newton có ác cảm vô cùng lớn với việc trở nên nổi tiếng do vậy ông yêu cầu những giấy tờ của mình phải được công bố dưới dạng ẩn danh. Điều này được Jane Jakeman viết trong cuốn sách có tên “Newton” của mình.
Vào năm 1696, Leibniz và nhà toán học người Thụy Sĩ – Johann Bermoulli đưa ra một vấn đề toán học như sự thách thức cho tất cả những nhà toán học Châu Âu trong việc giải đáp nó. Đã có những nhà toán học nổi tiếng thậm chí còn không thể tiếp cận được đến đáp án. Vấn đề này được gửi cho Newton khi ông đang trong thời gian bận rộn nhất ở Mint và trở về nhà, kiệt sức sau một ngày làm việc mệt nhọc. Vậy nhưng ông đã giải được nó trong 4 tiếng đồng hồ vào buổi sáng ngày hôm sau và công bố đáp án dưới tên ẩn danh, tuy nhiên Bermoulli vẫn đoán được người giải nó là ai : ông ta nói rằng đã “nhận ra con sư tử bằng móng vuốt của nó”.
Vào thời gian trầm cảm, Newton thường ảo tưởng và tự nói chuyện với những người vô hình. Ông cũng trở nên ám ảnh với lĩnh vực tôn giáo và đắm mình trong thuật giả kim. Ông đã giành 25 năm nghiên cứu thuật giả kim trong bí mật, tìm kiếm dung dịch bí ẩn và viết hàng ngàn trang nghiên cứu về lĩnh vực này.
Cũng giống như những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực khác, Newton phát triển những ảo tưởng về sự vĩ đại. Trong những ghi chép của mình về thuật giả kim và tôn giáo, ông nói rằng mình được Thượng Đế bộ nhiệm để mang sự thật của Ngài đến cho thế giới.
Những nghiên cứu khoa học Newton phát hiện trong suốt cuộc đời của mình đã nâng ông lên thành một tượng đài bất tử nhưng mọi thứ đều có cái giá của nó. Ông đã phải chịu đựng những cơn đau khủng khiếp và luôn đau khổ vì chứng rối loạn lưỡng cực của mình. William Blake đã viết rằng : “Không có sự thụt lùi sẽ không có sự tiến triển. Hấp dẫn và lực đẩy, yêu và ghét, tất cả đều cần thiết cho sự tồn tại của loài người” Điều này đã nhắc nhở chúng ta rằng quý ông Isaac Newton vĩ đại cũng là một con người.
Kiu - Ftvh theo From Quarks to Quasars