Header Ads

Tinh vân Lập Hộ - nơi những ngôi sao mới được sinh ra

Nhiều người trong chúng ta đã khá quen với chòm sao Orion (Lạp Hộ) - chàng thợ săn, một trong những chòm sao đáng chú ý nhất trên bầu trời đêm. Nó rất dễ nhận biết với ba ngôi sao ở thắt lưng của chàng thợ săn, nằm giữa hai ngôi sao sáng nhất của chòm Lạp Hộ - Betelgeuse và Rigel - cũng là hai trong số những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Một khi bạn tìm thấy ba ngôi sao thắt lưng, bạn cũng có thể xác định được Tinh vân Lạp Hộ (M42), một khu vực đang tạo ra rất nhiều ngôi sao mới. Nếu bạn quan sát kỹ hơn một chút, bạn sẽ nhận ra một đường thẳng của các thiên thể nối từ trên ba ngôi sao thắt lưng của chàng thợ săn. Những ngôi sao này tượng trưng cho Thanh gươm của chàng thợ săn. Tinh vân Lạp Hộ sẽ nằm ở khoảng giữa trở xuống của Thanh gươm này.

Ba ngôi sao thẳng hàng và cách khoảng nhau tương đối đều là Thắt lưng của chàng thợ săn Orion. Một đường thẳng nối bên dưới thắt lưng là Thanh gươm của Orion, tinh vân Orion là một phần của thanh gươm và nó nằm ở giữa thanh gươm này. Hình ảnh này được chụp bởi ESO - Đài quan sát nam Châu Âu. Nếu bạn quan sát qua ống nhòm thì bạn sẽ thấy được tinh vân này, còn muốn chi tiết hơn thì hãy dùng kính thiên văn. Credit : ESO.
Ba ngôi sao thẳng hàng và cách khoảng nhau tương đối đều là Thắt lưng của chàng thợ săn Orion. Một đường thẳng nối bên dưới thắt lưng là Thanh gươm của Orion, tinh vân Orion là một phần của thanh gươm và nó nằm ở giữa thanh gươm này. Hình ảnh này được chụp bởi ESO - Đài quan sát nam Châu Âu. Nếu bạn quan sát qua ống nhòm thì bạn sẽ thấy được tinh vân này, còn muốn chi tiết hơn thì hãy dùng kính thiên văn. Credit : ESO.

Như một quy luật chung, chòm sao Lạp Hộ nằm càng cao trên bầu trời, chúng ta sẽ càng dễ dàng thấy được Tinh vân Lạp Hộ. Orion nằm ở hướng nam và cao nhất trên bầu trời khoảng nửa đêm vào giữa tháng 12. Những ngôi sao sẽ vào vị trí cũ (của đêm hôm trước) sớm hơn 4 phút mỗi đêm, hoặc 2 giờ mỗi tháng. Do đó, thời gian quan sát chòm sao Lạp Hộ phù hợp nhất là vào khoảng 22 giờ giữa tháng 1 và 20 giờ giữa tháng 2. Thời điểm khác có thể thấy được Lạp Hộ là vào khoảng tháng 8 và tháng 9, khi nó xuất hiện ở hướng đông trước khi bình minh.

Chòm sao Orion, Thắt lưng của Orion, Thanh gươm của Orion và tinh vân Orion. Hình minh họa bởi Stellarium.
Chòm sao Orion, Thắt lưng của Orion, Thanh gươm của Orion và tinh vân Orion. Hình minh họa bởi Stellarium.

Hầu hết các tinh vân - đám mây bụi khí liên sao rất khó nếu không muốn nói là không thể thấy được bằng mắt thường và thậm chí là cả kính thiên văn. Nhưng Tinh vân Lạp Hộ thì khác biệt gần như hoàn toàn. Nó có thể quan sát được bằng mắt thường ở nơi không bị ô nhiễm ánh sáng, đêm không trăng. Nó giống như một ngôi sao được bao phủ bởi một đám khói phát quang.

Bạn hãy đến một vùng quê nào đó, tự mình quan sát Tinh vân Lạp Hộ để xem nó như thế nào. Một chiếc kính thiên văn, hoặc thậm chí chỉ là một cái ống nhòm để thưởng thức một trong những kho báu tuyệt vời nhất của bầu trời đêm mùa đông.

Chòm sao Orion trên bầu trời Normandy, nước Pháp. Tác giả : Mohamed Laaifat.
Chòm sao Orion trên bầu trời Normandy, nước Pháp. Tác giả : Mohamed Laaifat.

Khoa học nói gì về Tinh vân Lạp Hộ ? Theo những nhà thiên văn học hiện đại, Tinh vân Lạp Hộ là một đám mây bụi khí rất lớn, nó cách Trái Đất khoảng 1300 năm ánh sáng.

Với đường kính từ 30 đến 40 năm ánh sáng, cái kén mờ ảo khổng lồ này đang sinh ra hàng ngàn ngôi sao. Một cụm sao mở trẻ, nơi các ngôi sao được sinh ra từ một phần của tinh vân và hiện vẫn đang gắn kết lỏng lẻo với nhau bởi trọng lực, có thể quan sát được trong tinh vân. Đôi khi nó cũng được gọi là Cụm sao Tinh vân Lạp Hộ. Vào năm 2012, một đội ngũ các nhà thiên văn học quốc tế đã đề xuất rằng có thể có một hố đen ở trung tâm của tinh vân.

Tinh vân Orion. Hình ảnh : NASA/ESA.
Tinh vân Orion. Hình ảnh : NASA/ESA. Xem hình với mọi kích thước.

Bốn ngôi sao sáng nhất của Tinh vân Lạp Hộ có thể quan sát được bởi những nhà thiên văn nghiệp dư và được gọi bằng một cái tên trìu mến là The Trapezium (hình thang). Ánh sáng của những ngôi sao trong The Trapezium trẻ và nóng càng tô thêm cho vẻ đẹp của Tinh vân Lạp Hộ. Những ngôi sao này chỉ mới 1 triệu năm tuổi hoặc ít hơn, và chúng đang ở giai đoạn sơ sinh trong quá trình tiến hóa của một ngôi sao.

Nhưng hầu hết những ngôi sao trong cụm sao mới nổi này đang bị che khuất bởi Tinh Vân Lạp Hộ, một khu vực tạo sao khổng lồ nằm ở Thanh gươm của chàng thợ săn.

Tọa độ của tinh vân Orion :
- Xích kinh : 5 giờ 35,4 phút
- Xích vĩ : 5° 27′ nam

Ngô Khánh Huy theo EarthSky