Tinh vân Đầu ngựa - Horsehead Nebula
Tinh vân Đầu ngựa (Horsehead Nebula) là một tinh vân tối khuếch tán được tìm thấy trong Đám mây Phân tử Orion (Orion Molecular Cloud) thuộc chòm sao Orion (Lạp Hộ). Đây là một đám mây tối bao gồm bụi và khí nơi hoạt động hình thành sao đang diễn ra. Tinh vân Đầu ngựa còn được gọi là Barnard 33 và nằm trong tinh vân sáng IC 434, nơi này cách Trái Đất khoảng 1500 năm ánh sáng.
Tinh vân Đầu ngựa là một trong những tinh vân dễ nhận ra nhất trên bầu trời vì hình dạng của nó giống như đầu của một chú ngựa khi quan sát từ Trái Đất. Những đám mây xoáy và bụi khí được thắp sáng bởi một thứ ánh sáng màu hồng lợt của khí hydro phía sau tinh vân và bị ion hóa bởi ngôi sao sáng Sigma Orionis gần đó.
Sigma Orionis thực tế là một hệ năm ngôi sao chiếu sáng toàn bộ khu vực này. Ngôi sao sáng có thể nhìn thấy trong khu vực này là Zeta Orionis, nhưng nó nằm phía trước và không liên quan đến Tinh vân Đầu ngựa.
Tinh vân hình thành từ sự sụp đổ của một đám mây vật chất trong môi trường liên sao và nó xuất hiện với vẻ ngoài tối vì do bụi dày trong khu vực lân cận. Điểm sáng ở gần dưới đáy hình là khu vực tiền sao bị ẩn, nó mới được hình thành hay sẽ hình thành các ngôi sao trẻ.
Bạn nhìn thấy được Tinh vân Đầu ngựa vì nó in bóng lên tinh vân sáng IC 434 ở phía sau. Khu vực đầu ngựa chỉ là một phần của đám mây bụi khí tối lớn hơn. Tinh vân này thực sự là một đám mây vô cùng dầy đặc nằm phía trước khí hydro bị ion hóa tươi sáng ở sau. Chúng ta biết được điều này bởi vì trên thực tế mặt dưới của cổ con ngựa này là đặc biệt tối và in bóng đổ về phía đông.
Phần nhô ra trên đầu ngựa (mũi, miệng, ... nói chung là trên mặt của chú ngựa) có mật độ heli và hydro cao nên phần này khó bị bào mòn trong khi những đám khí xung quanh đã bị tiêu tan, phần mặt ngựa này sẽ tồn tại khoảng 5 triệu năm trước khi bị bào mòn và biến mất.
Bức hình tuyệt đẹp trên đây là một bức chân dung của Tinh vân Orion, Tinh vân Đầu ngựa (Horsehead Nebula) nổi tiếng và Tinh vân Ngọn lửa (Flame Nebula) trong Đám mây Phân tử Orion (Orion Molecular Cloud). Tất cả những thiên thể này cách chúng ta 1500 năm ánh sáng và được quan sát ở Thắt lưng của Orion và Thanh gươm của Orion. Tinh vân Orion là tinh vân lớn và sáng nằm ở góc phải của hình này. Tinh vân này là khu vực hình thành sao mới gần với Trái Đất nhất và cho chúng ta cái nhìn tuyệt vời về cuộc sống của những ngôi sao. Ngôi sao rất sáng ở góc bên dưới là sao Alnitak của thắt lưng Orion, về bên phải của ngôi sao là Tinh vân Đầu ngựa, bạn nhìn vào hình cũng hiểu tại sao nó có tên như vậy rồi đấy. Bên dưới sao Alnitak là Tinh vân Ngọn lửa - một khu vực rất nhộn nhịp và tuyệt vời bao gồm vật chất tối và sáng.
Hình ảnh trên đây kết hợp dữ liệu hình ảnh của kính thiên văn VISTA và kính viễn vọng không gian Hubble để tạo ra bức hình khu vực xung quanh tinh vân đầu ngựa nổi tiếng. Hình ảnh này được chụp lại qua các tia hồng ngoại, những đám mây bụi xung quanh có kích thước khoảng 2/3 kích thước của Mặt Trăng trên bầu trời. Từ trái sang phải bức hình này trong thực tế nó rộng khoảng 10 năm ánh sáng và cách xa chúng ta khoảng 1500 năm ánh sáng.
Những nhà thiên văn học đã sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble của NASA để chụp hình lại bức hình trên đây về Tinh vân Đầu ngựa mới bằng tia hồng ngoại nhằm đánh dấu kỉ niệm 23 năm ra mắt kính viễn vọng Hubble được phóng lên không gian bởi tàu vũ trụ Discovery ngày 24/4/1990.
Tinh vân Đầu ngựa là một trong những vườn ươm sao nổi tiếng nhất và được chụp hình nhiều nhất trên bầu trời đêm. Nó có thể chứa hàng trăm loại khí đã được biết đến cả hữu cơ và vô cơ. Tinh vân này lần đầu tiên được ghi nhận trên một tấm hình là vào năm 1888 bởi nhà thiên văn học người Scotland Williamina Fleming tại Đài quan sát Đại học Harvard.
Vào tháng 4/2013, Kính viễn vọng Không gian Hubble đã chụp hình tinh vân này một cách chi tiết đến kinh ngạc cho thấy hai ngôi sao ở đỉnh đầu của chú ngựa này. NASA cho biết trong một thông cáo rằng một trong hai ngôi sao đó phát ra tia cực tím cực kỳ chói chang mà đang dần chiếu xuyên qua những đám mây. Đám mây khí xung quanh đầu ngựa đã tiêu tan nhưng mặt ngựa vẫn còn giữ mật độ hydro và heli cao cùng với bụi khí. Xem hình ảnh.
Đám mây Phân tử Orion nơi chứa Tinh vân Đầu ngựa còn chứa Tinh vân Orion (M42), Tinh vân Ngọn lửa (the Flame Nebula - NGC 2024) và Tinh vân phát xạ Barnard’s Loop. Đám mây này là một trong những khu vực nằm gần nơi những ngôi sao khổng lồ được hình thành nên đây là nơi dễ dàng chụp ảnh và nhận biết những thiên thể trong đây khá dễ dàng.
Tinh vân Đầu ngựa có thể được tìm thấy về phía nam của sao Alnitak (Zeta Orionis) - ngôi sao nằm ở vị trí cực đông của Thắt lưng Orion. Tinh vân sẽ xuất hiện tối trên nền tinh vân sáng sau lưng khi quan sát qua ánh sáng quang học nhưng nếu quan sát qua bước sóng hồng ngoại bạn sẽ không thấy được nó mà sẽ thấy được dải Ngân Hà ở phía sau.
Tinh vân Đầu ngựa (Barnard 33). Hình ảnh : NASA. |
Tinh vân Đầu ngựa là một trong những tinh vân dễ nhận ra nhất trên bầu trời vì hình dạng của nó giống như đầu của một chú ngựa khi quan sát từ Trái Đất. Những đám mây xoáy và bụi khí được thắp sáng bởi một thứ ánh sáng màu hồng lợt của khí hydro phía sau tinh vân và bị ion hóa bởi ngôi sao sáng Sigma Orionis gần đó.
Sigma Orionis thực tế là một hệ năm ngôi sao chiếu sáng toàn bộ khu vực này. Ngôi sao sáng có thể nhìn thấy trong khu vực này là Zeta Orionis, nhưng nó nằm phía trước và không liên quan đến Tinh vân Đầu ngựa.
Tinh vân hình thành từ sự sụp đổ của một đám mây vật chất trong môi trường liên sao và nó xuất hiện với vẻ ngoài tối vì do bụi dày trong khu vực lân cận. Điểm sáng ở gần dưới đáy hình là khu vực tiền sao bị ẩn, nó mới được hình thành hay sẽ hình thành các ngôi sao trẻ.
Bạn nhìn thấy được Tinh vân Đầu ngựa vì nó in bóng lên tinh vân sáng IC 434 ở phía sau. Khu vực đầu ngựa chỉ là một phần của đám mây bụi khí tối lớn hơn. Tinh vân này thực sự là một đám mây vô cùng dầy đặc nằm phía trước khí hydro bị ion hóa tươi sáng ở sau. Chúng ta biết được điều này bởi vì trên thực tế mặt dưới của cổ con ngựa này là đặc biệt tối và in bóng đổ về phía đông.
Phần nhô ra trên đầu ngựa (mũi, miệng, ... nói chung là trên mặt của chú ngựa) có mật độ heli và hydro cao nên phần này khó bị bào mòn trong khi những đám khí xung quanh đã bị tiêu tan, phần mặt ngựa này sẽ tồn tại khoảng 5 triệu năm trước khi bị bào mòn và biến mất.
Credit & Copyright: Dale J. Martin (Massapoag Pond Obs.). Xem hình lớn. |
Bức hình tuyệt đẹp trên đây là một bức chân dung của Tinh vân Orion, Tinh vân Đầu ngựa (Horsehead Nebula) nổi tiếng và Tinh vân Ngọn lửa (Flame Nebula) trong Đám mây Phân tử Orion (Orion Molecular Cloud). Tất cả những thiên thể này cách chúng ta 1500 năm ánh sáng và được quan sát ở Thắt lưng của Orion và Thanh gươm của Orion. Tinh vân Orion là tinh vân lớn và sáng nằm ở góc phải của hình này. Tinh vân này là khu vực hình thành sao mới gần với Trái Đất nhất và cho chúng ta cái nhìn tuyệt vời về cuộc sống của những ngôi sao. Ngôi sao rất sáng ở góc bên dưới là sao Alnitak của thắt lưng Orion, về bên phải của ngôi sao là Tinh vân Đầu ngựa, bạn nhìn vào hình cũng hiểu tại sao nó có tên như vậy rồi đấy. Bên dưới sao Alnitak là Tinh vân Ngọn lửa - một khu vực rất nhộn nhịp và tuyệt vời bao gồm vật chất tối và sáng.
Thực hiện bởi Robert Gendler. Dữ liệu hình ảnh : ESO, VISTA, HLA, Hubble Heritage Team (STScI/AURA). Tải hình về. |
Hình ảnh trên đây kết hợp dữ liệu hình ảnh của kính thiên văn VISTA và kính viễn vọng không gian Hubble để tạo ra bức hình khu vực xung quanh tinh vân đầu ngựa nổi tiếng. Hình ảnh này được chụp lại qua các tia hồng ngoại, những đám mây bụi xung quanh có kích thước khoảng 2/3 kích thước của Mặt Trăng trên bầu trời. Từ trái sang phải bức hình này trong thực tế nó rộng khoảng 10 năm ánh sáng và cách xa chúng ta khoảng 1500 năm ánh sáng.
Credit : Kính viễn vọng không gian Hubble - HubbleSite. |
Tinh vân Đầu ngựa là một trong những vườn ươm sao nổi tiếng nhất và được chụp hình nhiều nhất trên bầu trời đêm. Nó có thể chứa hàng trăm loại khí đã được biết đến cả hữu cơ và vô cơ. Tinh vân này lần đầu tiên được ghi nhận trên một tấm hình là vào năm 1888 bởi nhà thiên văn học người Scotland Williamina Fleming tại Đài quan sát Đại học Harvard.
Vào tháng 4/2013, Kính viễn vọng Không gian Hubble đã chụp hình tinh vân này một cách chi tiết đến kinh ngạc cho thấy hai ngôi sao ở đỉnh đầu của chú ngựa này. NASA cho biết trong một thông cáo rằng một trong hai ngôi sao đó phát ra tia cực tím cực kỳ chói chang mà đang dần chiếu xuyên qua những đám mây. Đám mây khí xung quanh đầu ngựa đã tiêu tan nhưng mặt ngựa vẫn còn giữ mật độ hydro và heli cao cùng với bụi khí. Xem hình ảnh.
Đám mây Phân tử Orion nơi chứa Tinh vân Đầu ngựa còn chứa Tinh vân Orion (M42), Tinh vân Ngọn lửa (the Flame Nebula - NGC 2024) và Tinh vân phát xạ Barnard’s Loop. Đám mây này là một trong những khu vực nằm gần nơi những ngôi sao khổng lồ được hình thành nên đây là nơi dễ dàng chụp ảnh và nhận biết những thiên thể trong đây khá dễ dàng.
Tinh vân Đầu ngựa có thể được tìm thấy về phía nam của sao Alnitak (Zeta Orionis) - ngôi sao nằm ở vị trí cực đông của Thắt lưng Orion. Tinh vân sẽ xuất hiện tối trên nền tinh vân sáng sau lưng khi quan sát qua ánh sáng quang học nhưng nếu quan sát qua bước sóng hồng ngoại bạn sẽ không thấy được nó mà sẽ thấy được dải Ngân Hà ở phía sau.
+Anh Tuấn Nguyễn dịch từ Constellation Guide