Bầu trời trong tuần từ 20/1 đến 26/1/2014
Hãy cùng quan sát bầu trời tuần lễ thứ 4 của tháng 1 năm 2014 với những thiên thể sáng chói cùng những kỳ quan huyền ảo của bầu trời bạn nhé. Tuần này bạn sẽ quan sát được Mặt Trăng cùng Sao Hỏa và sao Spica, chòm sao Kỳ Lân và chòm sao Ba Giang, truyền thuyết về mối thù hận của chàng thợ săn Orion và con bò cạp Scorpius.
Thứ hai, 20/1
Bạn hãy quan sát một cụm sao ở gần ngôi sao Sirius - ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm. Cụm sao cầu này được gọi là M41, nằm cách khoảng 4 độ về chính xác hướng nam của ngôi sao Sirius. Xem bài viết.
Thứ ba, 21/1
Sao Thổ là một thiên thể dễ dàng tìm thấy ở bầu trời hướng đông nam trước khi bình minh đến, bạn sẽ thấy nó nằm trong chòm sao Libra (Thiên Bình). Chúng ta sẽ thấy nó nằm cao 25° so với đường chân trời hai tiếng trước khi Mặt Trời mọc và 30° so với đường chân trời một tiếng trước khi Mặt Trời lên. Với độ sáng biểu kiến là +0,6 nên Sao Thổ là thiên thể sáng nhất của vùng trời này, nếu bạn quan sát nó qua kính thiên văn, bạn sẽ thấy đĩa hành tinh dài 16 cung giây cùng với vành đai 37 cung giây và hành tinh nghiêng 22° so với tầm nhìn của chúng ta. Xem bài viết.
Thứ tư, 22/1
Quan sát chòm sao Monoceros (Kỳ Lân) trên bầu trời mùa đông này, bạn phải quan sát chòm sao này ở nơi thật tối. Trăng khuyết cuối tháng mọc từ trước nửa đêm ở gần Sao Hỏa và sao Spica. Hành tinh đỏ nằm dưới bên trái trong khi sao Spica nằm dưới bên phải so với Mặt Trăng. Xem bài viết.
Thứ năm, 23/1
Quan sát dòng sông quanh co - chòm sao Eridanus (Ba Giang) - trên bầu trời. Đây là chòm sao dành cho bạn khi quan sát ở những nơi thật tối vì nó sẽ không thấy được khi quan sát ở thành phố. Eridanus bắt đầu từ gần ngôi sao Rigel của chòm sao Orion (Lạp Hộ) và uốn cong ngoằn ngoèo xuống chân trời hướng nam. Xem bài viết.
Thứ sáu, 24/1
Trăng hạ huyền vào lúc 12:19 trưa ngày 24/1. Đêm nay bạn sẽ được quan sát trăng bán nguyệt mọc lên từ sau nửa đêm ở hướng đông-đông-nam và lên cao dần ở bầu trời hướng nam khi bình minh sắp đến. Trăng hạ huyền sẽ nằm ở phía nam chòm sao Virgo (Xử Nữ), gần khu vực chòm sao Libra (Thiên Bình). Xem bài viết.
Thứ bảy, 25/1
Thời gian này là thời điểm thích hợp để quan sát chòm sao Orion vào buổi tối, bạn sẽ dễ dàng nhận biết ra nó bởi ba ngôi sao thẳng hàng tượng trưng cho thắt lưng của chàng thợ săn Orion, chòm sao này sẽ mọc lên từ hướng đông nam khi màn đêm vừa buông xuống. Trong khi đó bạn cũng có thể quan sát được chòm sao con bò cạp Scorpius (Thiên Hạt) mọc ở hướng đông nam trước khi bình minh đến, lúc này là gần buổi sáng nên chòm sao Orion đã lặn ở hướng tây. Theo thần thoại thì chòm sao Orion đã giết con bò cạp Scorpius, nên họ trở thành kẻ thù của nhau khi cả đã được lên bầu trời, vì thế nếu chòm sao Orion mọc lên từ hướng đông nam thì chòm sao Scorpius sẽ lặn ở hướng tây bắc và ngược lại, thế nên hai kẻ thù sẽ không phải gặp mặt nhau. Xem bài viết.
Chủ Nhật, 26/1
Quan sát ngôi sao Achernar - điểm cuối cùng của dòng sông (Eridanus) Ba Giang. Ngôi sao này rất khó quan sát từ những nơi có vĩ độ cao ở bắc bán cầu, miền bắc Việt Nam sẽ thấy được ngôi sao này từ khi màn đêm vừa buông xuống trong khi miền nam Việt Nam sẽ quan sát được nó từ khi trời tối cho đến khoảng 9 giờ tối. Xem bài viết.
Bầu trời trong tuần từ 20/1 đến 26/1/2014 |
Thứ hai, 20/1
Bạn hãy quan sát một cụm sao ở gần ngôi sao Sirius - ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm. Cụm sao cầu này được gọi là M41, nằm cách khoảng 4 độ về chính xác hướng nam của ngôi sao Sirius. Xem bài viết.
M41 trong chòm sao Canis Major. Tác giả : Anthony Ayiomamitis. |
Thứ ba, 21/1
Sao Thổ là một thiên thể dễ dàng tìm thấy ở bầu trời hướng đông nam trước khi bình minh đến, bạn sẽ thấy nó nằm trong chòm sao Libra (Thiên Bình). Chúng ta sẽ thấy nó nằm cao 25° so với đường chân trời hai tiếng trước khi Mặt Trời mọc và 30° so với đường chân trời một tiếng trước khi Mặt Trời lên. Với độ sáng biểu kiến là +0,6 nên Sao Thổ là thiên thể sáng nhất của vùng trời này, nếu bạn quan sát nó qua kính thiên văn, bạn sẽ thấy đĩa hành tinh dài 16 cung giây cùng với vành đai 37 cung giây và hành tinh nghiêng 22° so với tầm nhìn của chúng ta. Xem bài viết.
Thứ tư, 22/1
Quan sát chòm sao Monoceros (Kỳ Lân) trên bầu trời mùa đông này, bạn phải quan sát chòm sao này ở nơi thật tối. Trăng khuyết cuối tháng mọc từ trước nửa đêm ở gần Sao Hỏa và sao Spica. Hành tinh đỏ nằm dưới bên trái trong khi sao Spica nằm dưới bên phải so với Mặt Trăng. Xem bài viết.
Thứ năm, 23/1
Quan sát dòng sông quanh co - chòm sao Eridanus (Ba Giang) - trên bầu trời. Đây là chòm sao dành cho bạn khi quan sát ở những nơi thật tối vì nó sẽ không thấy được khi quan sát ở thành phố. Eridanus bắt đầu từ gần ngôi sao Rigel của chòm sao Orion (Lạp Hộ) và uốn cong ngoằn ngoèo xuống chân trời hướng nam. Xem bài viết.
Chòm sao Ba Giang xuất phát từ sao Rigel của chòm Lạp Hộ. Tác giả : Jimmy Westlake. |
Thứ sáu, 24/1
Trăng hạ huyền vào lúc 12:19 trưa ngày 24/1. Đêm nay bạn sẽ được quan sát trăng bán nguyệt mọc lên từ sau nửa đêm ở hướng đông-đông-nam và lên cao dần ở bầu trời hướng nam khi bình minh sắp đến. Trăng hạ huyền sẽ nằm ở phía nam chòm sao Virgo (Xử Nữ), gần khu vực chòm sao Libra (Thiên Bình). Xem bài viết.
Thứ bảy, 25/1
Thời gian này là thời điểm thích hợp để quan sát chòm sao Orion vào buổi tối, bạn sẽ dễ dàng nhận biết ra nó bởi ba ngôi sao thẳng hàng tượng trưng cho thắt lưng của chàng thợ săn Orion, chòm sao này sẽ mọc lên từ hướng đông nam khi màn đêm vừa buông xuống. Trong khi đó bạn cũng có thể quan sát được chòm sao con bò cạp Scorpius (Thiên Hạt) mọc ở hướng đông nam trước khi bình minh đến, lúc này là gần buổi sáng nên chòm sao Orion đã lặn ở hướng tây. Theo thần thoại thì chòm sao Orion đã giết con bò cạp Scorpius, nên họ trở thành kẻ thù của nhau khi cả đã được lên bầu trời, vì thế nếu chòm sao Orion mọc lên từ hướng đông nam thì chòm sao Scorpius sẽ lặn ở hướng tây bắc và ngược lại, thế nên hai kẻ thù sẽ không phải gặp mặt nhau. Xem bài viết.
Chủ Nhật, 26/1
Quan sát ngôi sao Achernar - điểm cuối cùng của dòng sông (Eridanus) Ba Giang. Ngôi sao này rất khó quan sát từ những nơi có vĩ độ cao ở bắc bán cầu, miền bắc Việt Nam sẽ thấy được ngôi sao này từ khi màn đêm vừa buông xuống trong khi miền nam Việt Nam sẽ quan sát được nó từ khi trời tối cho đến khoảng 9 giờ tối. Xem bài viết.
Anh Tuấn Nguyễn theo Astronomy và EarthSky