Quan sát chòm sao Kỳ Lân trên bầu trời tối 22/1
Quan sát chòm sao Monoceros (Kỳ Lân) trên bầu trời mùa đông này, bạn phải quan sát chòm sao này ở nơi thật tối. Trăng khuyết cuối tháng mọc từ trước nửa đêm ở gần Sao Hỏa và sao Spica. Hành tinh đỏ nằm dưới bên trái trong khi sao Spica nằm dưới bên phải so với Mặt Trăng.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm ra con Kỳ Lân này từ khi màn đêm vừa buông xuống. Tập trung vào những ngôi sao sáng Betelgeuse, Sirius và Procyon, chúng tạo thành một hình tam giác gọi là Tam giác mùa đông. Trong tam giác này có một chòm sao với nhiều sao lấp lánh, hiện giờ là thời điểm tốt để quan sát nó và chòm sao này gắn liền với nhiều câu chuyện cổ tích.
Vùng bầu trời xung quanh chòm sao Monoceros thì thật thú vị, dải Ngân Hà kéo qua đây vào mùa đông nên bạn có thể quét ống nhòm qua và gặp được nhiều thiên thể sáng.
Bạn hãy kéo một đường thẳng từ sao Sirius qua sao Procyon để thấy một cụm sao mở, cụm sao này được gọi là M50 và nằm gần giữa đường thẳng nối đó nhưng gần sao Sirius hơn. Bạn cần một chiếc kính thiên văn để quan sát M50 rõ ràng nhưng với chiếc ống nhòm thì bạn quan sát nó đã quá đủ rồi. Thực tế có khoảng 100 ngôi sao trong cụm M50 và cụm này trải dài khoảng 10 năm ánh sáng, cụm sao cách chúng ta 3000 năm ánh sáng.
Chòm sao Monoceros và Canis Minor. Tác giả : Họa sĩ người Anh Sidney Hall. Nguồn : Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. |
Chúng ta hãy cùng nhau tìm ra con Kỳ Lân này từ khi màn đêm vừa buông xuống. Tập trung vào những ngôi sao sáng Betelgeuse, Sirius và Procyon, chúng tạo thành một hình tam giác gọi là Tam giác mùa đông. Trong tam giác này có một chòm sao với nhiều sao lấp lánh, hiện giờ là thời điểm tốt để quan sát nó và chòm sao này gắn liền với nhiều câu chuyện cổ tích.
Hình minh họa bởi Stellarium. |
Vùng bầu trời xung quanh chòm sao Monoceros thì thật thú vị, dải Ngân Hà kéo qua đây vào mùa đông nên bạn có thể quét ống nhòm qua và gặp được nhiều thiên thể sáng.
Bạn hãy kéo một đường thẳng từ sao Sirius qua sao Procyon để thấy một cụm sao mở, cụm sao này được gọi là M50 và nằm gần giữa đường thẳng nối đó nhưng gần sao Sirius hơn. Bạn cần một chiếc kính thiên văn để quan sát M50 rõ ràng nhưng với chiếc ống nhòm thì bạn quan sát nó đã quá đủ rồi. Thực tế có khoảng 100 ngôi sao trong cụm M50 và cụm này trải dài khoảng 10 năm ánh sáng, cụm sao cách chúng ta 3000 năm ánh sáng.
M50. Xem trên trang UniverseToday. |
Anh Tuấn Nguyễn theo EarthSky