Những hành tinh tỏa sáng trên bầu trời tháng 12 lạnh giá
Như vậy là chúng ta đã biết số phận của sao chổi ISON ra sao rồi, nó vẫn còn sống sót sau khi đi qua Mặt Trời nhưng độ sáng của nó có thể sẽ không như chúng ta mong muốn. Nhưng không sao, dù thế nào đi nữa thì bầu trời mùa đông lạnh giá tháng 12 này vẫn dành tặng bạn vẻ đẹp tuyệt vời của những hành tinh.
Vào mỗi buổi hoàng hôn, Sao Kim tỏa sáng nhất vào nửa tháng đầu. Sau đó vào những ngày cuối tháng, nó thay đổi đột ngột đáng kể, bạn có thể thấy nó có hình lưỡi liềm khi quan sát qua ống nhòm hay kính thiên văn. Sao Mộc xuất hiện trên đường chân trời của phía đông vào mỗi buổi tối và vẫn còn ở đó cho đến khoảng sau nửa đêm. Còn Sao Hỏa thì mọc lên từ chân trời hướng đông sau nửa đêm và lên cao nhất trên bầu trời phía nam vào lúc bình minh. Sao Thổ thì leo dần lên trên bầu trời ở hướng đông nam. Sao chổi ISON sẽ (có thể) tỏa sáng cùng với Sao Thổ và Sao Thủy trong tháng 12 này.
Hình dạng Sao Kim khi quan sát qua ống nhòm sẽ có sự thay đổi rõ ràng từ tuần lễ đầu tiên của tháng cho đến tuần lễ cuối cùng của năm. Lượng ánh sáng Mặt Trời mà nó nhận sẽ giảm từ 30% xuống còn 11%, độ dài lưỡi liềm của Sao Kim khi quan sát qua ống nhòm sẽ thay đổi từ 38" đến 53". Cuối năm nay là thời điểm tốt để quan sát Sao Kim qua ống nhòm, bạn sẽ thấy nó có hình dạng là một lưỡi liềm chứ không tròn nữa, thậm chí có người đã từng nhìn thấy như thế bằng mắt thường.
Vào đêm giao thừa, Sao Kim sẽ ở trên bầu trời không quá 1 tiếng rưỡi sau khi Mặt Trời lặn và độ dài lưỡi liềm của nó hầu như chỉ còn 1" cùng với lượng ánh sáng Mặt Trời mà nó nhận chỉ còn cỡ 4%. Như vậy là Sao Kim sẽ lu mờ vào đầu năm sau.
Vào chiều tối, Sao Thiên Vương nằm gần chòm sao Pisces (Song Ngư) và chòm sao Cetus (Kình Ngư) cùng với Sao Hải Vương nằm trong chòm sao Aquarius (Bảo Bình) sẽ xuất hiện ở bầu trời hướng nam và tây nam.
Sao chổi ISON có thể sẽ quan sát được vào cả bình minh lẫn hoàng hôn, tuy nhiên nó sẽ nằm rất thấp ở chân trời vào lúc hoàng hôn trong ba tuần lễ tới, và cao hơn khi quan sát vào bình minh.
BẦU TRỜI BUỔI TỐI
Sao Mộc nằm trong chòm sao Gemini (Song Tử) sẽ mọc lên bầu trời trong khoảng từ 7 giờ đến 8 giờ tối, nhưng nó sẽ mọc lên giữa ánh sáng hoàng hôn khi sau Mặt Trời lặn nửa tiếng vào cuối tháng. Buổi tối nó ở bầu trời hướng đông, nó không đạt vị trí đối lập trong năm nay nhưng vào ngày 5/1/2014 nó sẽ đạt vị trí đối lập với chúng ta, lúc đó nó sẽ có độ sáng -2,7 và đường kính khi quan sát qua kính thiên văn là 47".
Vào buổi tối ngày 9 và 10 tháng này, bạn hãy sử dụng ống nhòm để quan sát ngôi sao sáng 3,5 độ có tên là Delta Geminorum (Wasat), ngôi sao này chỉ cách 15' về phía nam của Sao Mộc.
BẦU TRỜI BÌNH MINH
Sao Hỏa mọc lên bầu trời trước nửa đêm và cứ sớm dần hơn sau mỗi tuần. Độ sáng của nó thay đổi từ +1,2 đến +0,9 trong suốt tháng, bạn hãy xem hành tinh đỏ cam diễu hành ở khoảng 1° bắc so với ngôi sao Beta Virginis (Zav ijava) có độ sáng 3,6 vào đầu tháng, và ở khoảng ¾° bắc so với ngôi sao Eta Virginis (Zaniah) có độ sáng 3,5 vào ngày 17, 18/12, cũng ở khoảng cách tương tự vào ngày 28, 29/12 là ngôi sao Gamma Virginis (Porrima) có độ sáng 2,7.
Sao Hỏa là hành tinh nằm cao nhất cho những người quan sát qua kính thiên văn vào buổi sáng bình minh, nhưng nó chỉ có đường kính vào khoảng từ 5,6" đến 6,8" - vẫn còn quá nhỏ để quan sát kỹ các chi tiết qua kính.
Sao chổi ISON di chuyển nhanh về phía bắc, mọc cao hơn và cao dần hơn trước khi Mặt Trời mọc vào tháng 12 này.
Sao Thổ sẽ mọc lên từ 5 giờ sáng vào đầu tháng và sớm hơn 1 tiếng rưỡi vào cuối tháng. Hành tinh màu vàng tỏa sáng ở độ sáng 0,6 và đang di chuyển về hướng đông, sâu hơn vào chòm sao Libra (Thiên Bình) và xa dần ngôi sao Alpha Librae (Zubenelgenubi).
Sao Thủy trong ngày 1 tháng 12 vẫn còn quan sát được ở bình minh, thấp hơn và bên trái so với Sao Thổ. Hành tinh sẽ có độ sáng khoảng -0,6 và -0,8 vào đầu tháng và nhanh chóng biến mất khỏi tầm nhìn của chúng ta, nó sẽ giao hội với Mặt Trời vào ngày 29/12.
MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG
Mặt Trời sẽ đạt điểm đông chí vào 12 giờ 11 trưa ngày 21/12 (tức là 12 giờ 11 khuya ngày 22/12 theo giờ Việt Nam). Đây là thời điểm đánh dấu mùa đông ở bắc bán cầu và mùa hè ở nam bán cầu.
Mặt Trăng lưỡi liềm sẽ xuất hiện cùng Sao Thủy và Sao Thổ vào rạng sáng 1/12, một trăng lưỡi liềm nữa sẽ xuất hiện cùng với Sao Kim vào hoàng hôn 5/12. Mặt Trăng sẽ nằm gần ngôi sao màu đỏ Aldebaran của chòm sao Taurus (Kim Ngưu) và cụm sao Hyades vào buổi chiều tối 15/12 và cách đó không xa là Sao Mộc sẽ xuất hiện vào 3 đêm tiếp theo nữa. Cuối cùng là trăng khuyết sẽ sánh vai cùng Sao Thổ vào rạng sáng 28/12.
Vào mỗi buổi hoàng hôn, Sao Kim tỏa sáng nhất vào nửa tháng đầu. Sau đó vào những ngày cuối tháng, nó thay đổi đột ngột đáng kể, bạn có thể thấy nó có hình lưỡi liềm khi quan sát qua ống nhòm hay kính thiên văn. Sao Mộc xuất hiện trên đường chân trời của phía đông vào mỗi buổi tối và vẫn còn ở đó cho đến khoảng sau nửa đêm. Còn Sao Hỏa thì mọc lên từ chân trời hướng đông sau nửa đêm và lên cao nhất trên bầu trời phía nam vào lúc bình minh. Sao Thổ thì leo dần lên trên bầu trời ở hướng đông nam. Sao chổi ISON sẽ (có thể) tỏa sáng cùng với Sao Thổ và Sao Thủy trong tháng 12 này.
BẦU TRỜI HOÀNG HÔN
Sao Kim sẽ trở thành một ngọn hải đăng rực rỡ ở bầu trời tây nam, nó sẽ đạt độ sáng tối đa là -4,9 vào đầu tháng và ở trên bầu trời đến gần 3 tiếng đồng hồ sau khi hoàng hôn, tuy nhiên nó chỉ nằm cao khoảng 20 độ. Cho đến ngày 22/12, độ sáng của nó là -4,8 và chỉ ở trên bầu trời gần 2 tiếng đồng hồ sau khi hoàng hôn.
Sao Kim sẽ trở thành một ngọn hải đăng rực rỡ ở bầu trời tây nam, nó sẽ đạt độ sáng tối đa là -4,9 vào đầu tháng và ở trên bầu trời đến gần 3 tiếng đồng hồ sau khi hoàng hôn, tuy nhiên nó chỉ nằm cao khoảng 20 độ. Cho đến ngày 22/12, độ sáng của nó là -4,8 và chỉ ở trên bầu trời gần 2 tiếng đồng hồ sau khi hoàng hôn.
Hình minh họa bởi Tạp chí Sky and Telescope.
Hình dạng Sao Kim khi quan sát qua ống nhòm sẽ có sự thay đổi rõ ràng từ tuần lễ đầu tiên của tháng cho đến tuần lễ cuối cùng của năm. Lượng ánh sáng Mặt Trời mà nó nhận sẽ giảm từ 30% xuống còn 11%, độ dài lưỡi liềm của Sao Kim khi quan sát qua ống nhòm sẽ thay đổi từ 38" đến 53". Cuối năm nay là thời điểm tốt để quan sát Sao Kim qua ống nhòm, bạn sẽ thấy nó có hình dạng là một lưỡi liềm chứ không tròn nữa, thậm chí có người đã từng nhìn thấy như thế bằng mắt thường.
Vào đêm giao thừa, Sao Kim sẽ ở trên bầu trời không quá 1 tiếng rưỡi sau khi Mặt Trời lặn và độ dài lưỡi liềm của nó hầu như chỉ còn 1" cùng với lượng ánh sáng Mặt Trời mà nó nhận chỉ còn cỡ 4%. Như vậy là Sao Kim sẽ lu mờ vào đầu năm sau.
Hình minh họa bởi Tạp chí Sky and Telescope.
Vào chiều tối, Sao Thiên Vương nằm gần chòm sao Pisces (Song Ngư) và chòm sao Cetus (Kình Ngư) cùng với Sao Hải Vương nằm trong chòm sao Aquarius (Bảo Bình) sẽ xuất hiện ở bầu trời hướng nam và tây nam.
Sao chổi ISON có thể sẽ quan sát được vào cả bình minh lẫn hoàng hôn, tuy nhiên nó sẽ nằm rất thấp ở chân trời vào lúc hoàng hôn trong ba tuần lễ tới, và cao hơn khi quan sát vào bình minh.
BẦU TRỜI BUỔI TỐI
Sao Mộc nằm trong chòm sao Gemini (Song Tử) sẽ mọc lên bầu trời trong khoảng từ 7 giờ đến 8 giờ tối, nhưng nó sẽ mọc lên giữa ánh sáng hoàng hôn khi sau Mặt Trời lặn nửa tiếng vào cuối tháng. Buổi tối nó ở bầu trời hướng đông, nó không đạt vị trí đối lập trong năm nay nhưng vào ngày 5/1/2014 nó sẽ đạt vị trí đối lập với chúng ta, lúc đó nó sẽ có độ sáng -2,7 và đường kính khi quan sát qua kính thiên văn là 47".
Hình minh họa bởi Tạp chí Sky and Telescope.
Vào buổi tối ngày 9 và 10 tháng này, bạn hãy sử dụng ống nhòm để quan sát ngôi sao sáng 3,5 độ có tên là Delta Geminorum (Wasat), ngôi sao này chỉ cách 15' về phía nam của Sao Mộc.
BẦU TRỜI BÌNH MINH
Sao Hỏa mọc lên bầu trời trước nửa đêm và cứ sớm dần hơn sau mỗi tuần. Độ sáng của nó thay đổi từ +1,2 đến +0,9 trong suốt tháng, bạn hãy xem hành tinh đỏ cam diễu hành ở khoảng 1° bắc so với ngôi sao Beta Virginis (Zav ijava) có độ sáng 3,6 vào đầu tháng, và ở khoảng ¾° bắc so với ngôi sao Eta Virginis (Zaniah) có độ sáng 3,5 vào ngày 17, 18/12, cũng ở khoảng cách tương tự vào ngày 28, 29/12 là ngôi sao Gamma Virginis (Porrima) có độ sáng 2,7.
Sao Hỏa là hành tinh nằm cao nhất cho những người quan sát qua kính thiên văn vào buổi sáng bình minh, nhưng nó chỉ có đường kính vào khoảng từ 5,6" đến 6,8" - vẫn còn quá nhỏ để quan sát kỹ các chi tiết qua kính.
Hình minh họa bởi Tạp chí Sky and Telescope.
Sao chổi ISON di chuyển nhanh về phía bắc, mọc cao hơn và cao dần hơn trước khi Mặt Trời mọc vào tháng 12 này.
Sao Thổ sẽ mọc lên từ 5 giờ sáng vào đầu tháng và sớm hơn 1 tiếng rưỡi vào cuối tháng. Hành tinh màu vàng tỏa sáng ở độ sáng 0,6 và đang di chuyển về hướng đông, sâu hơn vào chòm sao Libra (Thiên Bình) và xa dần ngôi sao Alpha Librae (Zubenelgenubi).
Sao Thủy trong ngày 1 tháng 12 vẫn còn quan sát được ở bình minh, thấp hơn và bên trái so với Sao Thổ. Hành tinh sẽ có độ sáng khoảng -0,6 và -0,8 vào đầu tháng và nhanh chóng biến mất khỏi tầm nhìn của chúng ta, nó sẽ giao hội với Mặt Trời vào ngày 29/12.
MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG
Mặt Trời sẽ đạt điểm đông chí vào 12 giờ 11 trưa ngày 21/12 (tức là 12 giờ 11 khuya ngày 22/12 theo giờ Việt Nam). Đây là thời điểm đánh dấu mùa đông ở bắc bán cầu và mùa hè ở nam bán cầu.
Mặt Trăng lưỡi liềm sẽ xuất hiện cùng Sao Thủy và Sao Thổ vào rạng sáng 1/12, một trăng lưỡi liềm nữa sẽ xuất hiện cùng với Sao Kim vào hoàng hôn 5/12. Mặt Trăng sẽ nằm gần ngôi sao màu đỏ Aldebaran của chòm sao Taurus (Kim Ngưu) và cụm sao Hyades vào buổi chiều tối 15/12 và cách đó không xa là Sao Mộc sẽ xuất hiện vào 3 đêm tiếp theo nữa. Cuối cùng là trăng khuyết sẽ sánh vai cùng Sao Thổ vào rạng sáng 28/12.
Anh Tuấn Nguyễn theo Tạp chí Sky and Telescope tháng 12/2013