Header Ads

Nguồn gốc tên các vì sao

Những vì sao nổi bật trên bầu trời đêm hầu hết đều mang những cái tên được viết bằng tiếng Latin chuyển ngữ từ tiếng Ả Rập và Hy Lạp, các nhà thiên văn xưa dịch sang ngôn ngữ của họ theo những mô tả của nhà thiên văn người Hy Lạp Ptolemy và nhiều thế kỷ sau đó những người sao chép đã vô tình đưa thêm những lỗi lầm khi họ sao chép những từ mà họ không rõ, rồi cho tới khi những từ gốc và ý nghĩa của nó trở nên khó giải đoán. Tên của một vài vì sao tương đối hiện đại và một số được đặt ra từ thế kỷ vừa qua.

Ngôi sao Aldebaran được chụp bởi cybermystic.

Danh sách dưới đây gồm tên các ngôi sao nổi bật và khác thường trên bầu trời đêm cùng với nguồn gốc tên của chúng.

- Aldebaran : theo tiếng Ả Rập là từ "follower" (kẻ đi theo), vì ngôi sao này đi theo cụm sao Pleiades (Thất Nữ) trên bầu trời. Bạn có thể quan sát ngôi sao Aldebaran của chòm sao Taurus (Kim Ngưu) và cụm sao Thất Nữ trên bầu trời trước bình minh từ tháng 7 cho đến cuối năm trên bầu trời buổi tối.
- Antares : theo tiếng Hy Lạp là từ "anti - Aries" (chống lại Sao Hỏa), từ Aries trong tiếng Hy Lạp và từ Mars trong tiếng Latin có nghĩa là Sao Hỏa, ngôi sao này có một màu đỏ rực tựa như Sao Hỏa trên bầu trời.
- Betelgeuse : lỗi sao chép của từ "bad" là từ "yad al-jauza" trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là Bàn tay của Al-jauza.
- Regulus : có nghĩa là ngôi sao vua nhỏ bé theo từ "regal", tên của ngôi sao này do Nicolaus Copernicus đặt.
- Sirius : theo tiếng Hy Lạp là từ "serios" thay thế cho từ "searing" hay "scorching" có nghĩa là cháy xém.
- Thuban : từ này từ tiếng Ả Rập dịch sang tiếng Anh là "serpent's head" có nghĩa là đầu rắn.
- Vega : từ này dịch từ tiếng Ả Rập sang tiếng Anh là "falling" có nghĩa là rơi xuống, những người Ả Rập nghĩ về ngôi sao này như là một chú chim rơi xuống từ bầu trời.

Những ngôi sao mờ nhạt hơn nhưng có thể thấy bằng mắt thường đã được đánh dấu bằng số hay chữ Hy Lạp một cách phổ biến cách đây nhiều thế kỷ bởi Johann Bayer trên những bản đồ sao đầu tiên được xuất bản vào thời đó. Nếu một ngôi sao quá mờ nhạt đến nỗi không thấy được bằng mắt thường thì nó sẽ được liệt kê trong danh mục của Hipparcos (HIP) hay danh mục Tycho (TYC), hai danh mục liệt kê này là sản phẩm của dự án Hipparcos được thực hiện bởi Cơ quan Hàng không Châu Âu (ESA) nhằm tính toán khoảng cách tới các ngôi sao bằng cách đo thị sai của chúng.

Theo Hồ Cúc trong sách Đêm đầy sao.