Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Sao chổi sáng ISON đang sắp sửa đến gần

Sao chổi ISON đang sắp sửa có chuyến đi định mệnh vòng quanh qua sau lưng Mặt Trời vào ngày 28/11 tới. Hiện giờ nó là một "ngôi sao" màu trắng xanh mờ khi nhìn qua ống nhòm, mọc thấp ở hướng đông-đông nam vào mỗi buổi sáng trước khi bình minh đến. Còn khi bạn nhìn qua chiếc kính thiên văn thì nó sẽ có một chiếc đuôi nho nhỏ, vì nó vừa bùng nổ khí gas và bụi ba lần trong tháng này.

Sao chổi ISON được chụp lại bởi nhà nhiếp ảnh thiên văn nghiệp dư Damian Peach ở nước Anh vào ngày 15/11 vừa qua. Ông đã sử dụng một chiếc kính thiên văn 4 inch với khúc xạ f/5 và thời gian phơi sáng 12 phút. Tác giả : Damian Peach.

Những gì sẽ diễn ra sau cuộc gặp thân mật giữa sao chổi ISON và Mặt Trời vào cuối tháng 11 này ? - "Chúng ta có thể sẽ được chứng kiến bằng mắt thường một sao chổi với cái đuôi dài và tươi sáng, hàng triệu con người sẽ có kỉ niệm tuyệt vời nhớ đời này," Alan MacRobert - một biên tập viên của tạp chí Sky and Telescope cho biết - "hoặc có thể là một sao chổi bé nhỏ mà chúng ta phải sử dụng những chiếc kính thiên văn mới quan sát được nó, thậm chí là nó sẽ bị phá vỡ và biến mất sau khi đi vòng quanh qua Mặt Trời."

Nói chung tất cả đều phụ thuộc vào những gì xẩy ra với thiên thể bé nhỏ của chúng ta khi nó đối mặt với Mặt Trời. Phần lõi của sao chổi là một khối băng đá lẫn với bụi bẩn vì nó đến từ bên ngoài hệ Mặt Trời lạnh lẽo, rồi nó bay dần vào sâu bên trong hệ Mặt Trời, càng đến gần Mặt Trời thì càng nóng hơn và cái nóng này làm bốc hơi và giải phóng băng đá, khí bụi bên trong sao chổi, kéo chúng thành một vệt dài hàng triệu dặm và phát sáng trên bầu trời Trái Đất.

Sao chổi ISON sẽ đi vòng qua Mặt Trời vào ngày Lễ Tạ ơn 28/11 tới đây, thời gian mà nó đến gần Mặt Trời nhất là vào khoảng 7 giờ tối ngày 28/11 (giờ GMT), tức là khoảng 2 giờ sáng ngày 29/11 (giờ Việt Nam). Lúc này sao chổi ISON được Mặt Trời sưởi ấm với nhiệt độ vào khoảng 2700 độ C, nhiệt độ này đủ làm tan chảy cả sắt chứ đừng nói gì đến băng đá.

Nếu sao chổi ISON bị sức nóng của Mặt Trời phá vỡ khi nó đến điểm gần Mặt Trời nhất (các sao chổi khác cũng thường bị phá vỡ tan tành khi đến đây) thì chúng ta sẽ dừng lại chủ đề này ở đó. Còn nếu lõi của nó vẫn còn giữ lại được với nhau thì chúng ta sẽ có một kỳ quan bầu trời vào đầu tháng 12 tới đây.

Bạn hãy tìm ra sao chổi ISON vào sáng sớm ngày 22/11. Sao Thủy và Sao Thổ sẽ tỏa sáng thấp ở bầu trời hướng đông nam, bạn có thể nhìn rõ chúng khi quan sát qua ống nhòm. (Biểu tượng sao chổi trên hình chỉ là minh họa và đã phóng đại hơn thực tế). Như vậy, bạn hãy giơ thẳng tay ra và chiều dài hai lần bàn tay mở thẳng từ hai hành tinh kia đến một điểm chính là sao chổi ISON. Hình minh họa bởi Sky and Telescope.

Nếu sao chổi ISON bị vỡ ra nhiều mảnh và nằm tương đối gần nhau, thì phần lõi của nó có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với sức nóng bên ngoài, nhiều bụi và khí sẽ được bốc hơi hơn nên chúng ta sẽ quan sát được một sao chổi tươi sáng vào đầu tháng sau.

Hiện giờ thì chưa ai có thể biết được chuyện gì sẽ xẩy ra với ISON.

Tìm ra ISON ở đâu ?

Dù sao chổi ISON vẫn đang trên đường tiến gần đến Mặt Trời nhưng nó vẫn phát sáng khi nhìn qua ống nhòm. Các nhà thiên văn học nghiệp dư cũng đã chụp hình được nó bằng phương pháp phơi sáng dài thông qua những chiếc kính thiên văn, bạn có thể xem hình ảnh của Damian Peach ở đầu bài viết.

Những nhà chuyên gia cho biết chúng ta có thể quan sát được nó bằng mắt thường trên nền bầu trời đêm tối và đưa ra bản đồ vị trí chính xác của nó.

Bạn hãy tìm ra sao chổi ISON vào sáng sớm ngày 24/11. Sao Thủy và Sao Thổ sẽ tỏa sáng thấp ở bầu trời hướng đông nam, bạn có thể nhìn rõ chúng khi quan sát qua ống nhòm. (Biểu tượng sao chổi trên hình chỉ là minh họa và đã phóng đại hơn thực tế). Như vậy, bạn hãy giơ thẳng tay ra và chiều dài gần hai lần bàn tay mở thẳng từ hai hành tinh kia đến một điểm chính là sao chổi ISON. Hình minh họa bởi Sky and Telescope.

Bạn hãy tìm ra sao chổi ISON vào sáng sớm ngày 25/11. Sao Thủy và Sao Thổ sẽ tỏa sáng thấp ở bầu trời hướng đông nam, bạn có thể nhìn rõ chúng khi quan sát qua ống nhòm. (Biểu tượng sao chổi trên hình chỉ là minh họa và đã phóng đại hơn thực tế). Như vậy, bạn hãy giơ thẳng tay ra và chiều dài hai lần bàn tay mở thẳng từ hai hành tinh kia đến một điểm chính là sao chổi ISON. Hình minh họa bởi Sky and Telescope. 

Bạn hãy tìm ra sao chổi ISON vào sáng sớm ngày 24/11. Sao Thủy và Sao Thổ sẽ tỏa sáng thấp ở bầu trời hướng đông nam, bạn có thể nhìn rõ chúng khi quan sát qua ống nhòm. (Biểu tượng sao chổi trên hình chỉ là minh họa và đã phóng đại hơn thực tế). Như vậy, bạn hãy giơ thẳng tay ra và chiều dài gần hai lần bàn tay mở thẳng từ hai hành tinh kia đến một điểm chính là sao chổi ISON. Hình minh họa bởi Sky and Telescope.

Sao chổi ISON trên bầu trời hướng đông rạng sáng ngày 10/12/2013. Hình mô phỏng bởi Dave Eagle tại trang www.eagleseye.me.uk 

Còn đây là sao chổi ISON trên bầu trời hướng tây vào chiều hoàng hôn ngày 18/12/2013. Hình mô phỏng bởi Dave Eagle tại trang www.eagleseye.me.uk

Ai đã khám phá ra sao chổi ISON ? Các nhà khoa học đông Âu và nước Nga đã công bố phát hiện sao chổi mới vào ngày 24/9/2012, lúc đó nó có độ sáng biểu kiến là 18,8 – nói dễ hiểu thì nó vô cùng mờ nhạt trên bầu trời. Vitali Nevski ở Vitebsk Belarus và Artyom Novichonok ở Kondopoga, Nga đã chụp những bức hình CCD vào ngày 21/9 với một chiếc kính phản xạ 0,4 m f/3 của Mạng lưới Quang-Khoa học quốc tế (International Scientific Optical Network - ISON) ở Kislovodsk, Nga. Sau đó, các nhà thiên văn tại đài quan sát Remanzacco, nước Ý đã xác nhận sự tồn tại của sao chổi dựa vào hình ảnh trên.

Đã từng có một thời gian dài, sao chổi được xem là điềm xấu, là dấu hiệu của ngày tận thế. Ngày nay chúng ta biết rõ rằng chúng chỉ là những vị khách tham quan hệ Mặt Trời của chúng ta, sau khi đánh một vòng tại Mặt Trời, chúng sẽ đi xa dần vào không gian và có thể sẽ không bao giờ trở lại.

Lúc phát hiện ra nó vào tháng 9 năm 2012, sao chổi ISON đang nằm xa ở ngoài quỹ đạo của Sao Mộc. Credit : Đài quan sát Remanzacco.

Dĩ nhiên, sao chổi không có quyền được lựa chọn cách sống như thế nào trong quãng đời còn lại của nó, nó có thể vỡ tan tành thành trăm mảnh như sao chổi Elenin vào tháng 8/2011. Nhưng nếu may mắn, nó sẽ sống sót như sao chổi Lovejoy vào cuối năm 2011, và nó sẽ trình diễn vẻ đẹp của mình cho cư dân trên Trái Đất chiêm ngưỡng.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về sao chổi ISON tại bài viết này.

Anh Tuấn Nguyễn theo Sky and Telescope và EarthSky