Header Ads

Nguyệt thực một phần vào rạng sáng 26/4 tới

Sắp tới vào rạng sáng 26/4, tại Việt Nam sẽ có cơ hội được quan sát hiện tượng nguyệt thực một phần. Lần nguyệt thực này chỉ có một phần nhỏ của Mặt Trăng là vào vùng bóng tối của Trái Đất và chuyển sang màu đỏ sẫm, phần còn lại nằm trong vùng nửa tối và sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt.

Bản đồ các khu vực quan sát được nguyệt thực trên thế giới rạng sáng 26/4 tới của NASA Eclipse Web Site.




Nguyệt thực lần này sẽ quan sát được ở hầu hết châu Âu, vùng tây Phi, và gần hết châu Á. Nếu bạn ở tây Phi, Mặt Trăng lúc đó sẽ nằm cao trên bầu trời và rất dễ quan sát, còn nếu bạn ở đông Á, bạn hãy nhìn thấp ở chân trời phía tây để quan sát Mặt Trăng. 

Dưới đây là thời gian của sự kiện này (theo giờ Việt Nam) :
- Bắt đầu nguyệt thực : 2 giờ 54 (sáng)
- Nguyệt thực cực đại : 3 giờ 7 phút 30 giây
- Kết thúc nguyệt thực : 3 giờ 21 phút

Ngày và đêm trên Trái Đất vào lúc diễn ra nguyệt thực. Credit : Earth and Moon Viewer

Bạn có thể quan sát nguyệt thực bằng mắt thường mà không cần phải qua các thiết bị nào khác để bảo vệ mắt, bạn có thể dùng ống nhòm hay kính thiên văn để quan sát rõ hơn bề mặt Mặt Trăng lúc chuyển màu đỏ. Chú ý là ở Việt Nam, phần Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và chuyển sang màu đỏ sẫm là rất nhỏ.

Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ EarthSky.org