Quan sát Nguyệt thực toàn phần vào tối 31/1/2018
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam sẽ quan sát được hiện tượng Nguyệt thực toàn phần vào tối ngày 31 tháng 1 năm 2018 tới đây. Đây là một trong những sự kiện thiên văn nổi bật nhất và đáng quan sát nhất trong năm nay.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất nằm giữa và nằm thẳng hàng với Mặt Trời và Mặt Trăng. Lúc này Trái Đất sẽ che đi ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng, nhưng ánh sáng đỏ cam với bước sóng dài đi qua được bầu khí quyển Trái Đất và chiếu lên Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng chuyển thành màu đỏ cam trên bầu trời.
Để quan sát Nguyệt thực toàn phần, bạn cần đến những nơi có bầu trời hướng đông trống trải và thoáng đãng và nhìn thẳng về đó để quan sát Mặt Trăng dần mọc lên và chuyển thành màu đỏ cam.
Lần nguyệt thực này, Mặt Trăng tiến vào vùng bóng tối của Trái Đất theo hướng từ trên xuống dưới và từ trái qua phải (như trong đồ họa), nên bạn sẽ quan sát thấy Mặt Trăng chuyển màu theo hướng từ dưới lên trên và từ phải qua trái trên bầu trời.
Hãy bắt đầu quan sát từ 17 giờ 51 phút khi Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng nửa tối của Trái Đất, bề mặt Mặt Trăng sẽ bắt đầu chuyển sang màu đỏ từ 19 giờ 51 phút và được phủ kín một màu đỏ vào lúc 20 giờ 29 phút.
Thời gian cụ thể như sau:
• 17:51. Pha nửa tối bắt đầu
Mặt Trăng tiến vào vùng nửa tối của Trái Đất
• 18:48. Pha một phần bắt đầu
Mặt Trăng bắt đầu tiến vào vùng bóng tối của Trái Đất
• 19:51. Pha toàn phần bắt đầu
Mặt Trăng hoàn toàn nằm bên trong vùng bóng tối Trái Đất
• 20:29. Cực đại nguyệt thực
Bề mặt Mặt Trăng chuyển màu đỏ cam hoàn toàn
• 21:07. Pha toàn phần kết thúc
Mặt Trăng bắt đầu rời khỏi vùng bóng tối của Trái Đất
• 22:11. Pha một phần kết thúc
Mặt Trăng rời hoàn toàn rời khỏi vùng bóng tối Trái Đất
• 23:08. Pha nửa tối kết thúc
Mặt Trăng rời khỏi vùng nửa tối của Trái Đất
Ngoài ra, lần Trăng tròn này là lần Trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng dương lịch, nên nó được gọi là Trăng xanh. Trăng xanh không phải là Mặt Trăng chuyển thành màu xanh, nó không phải hiện tượng thiên văn để quan sát. Mời các bạn đọc thêm tại bài viết này.
Trăng tròn lần này cũng là siêu Trăng khi Mặt Trăng đến gần Trái Đất với khoảng cách chỉ 356.565 km (khoảng cách trung bình là 384.400 km). Với khoảng cách này, Mặt Trăng sẽ to lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trung bình mọi khi, nhưng bạn cũng sẽ rất khó khăn để nhận ra khi quan sát.
Ở các thành phố lớn tại Việt Nam có tổ chức quan sát Nguyệt thực toàn phần qua kính thiên văn, mời các bạn xem đầy đủ danh sách các nơi tổ chức để cùng tham gia, tại sự kiện Facebook.
Mặt Trăng chuyển thành màu đỏ cam trên bầu trời khi Nguyệt thực toàn phần diễn ra. Hình ảnh: Alphonse Sterling. |
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất nằm giữa và nằm thẳng hàng với Mặt Trời và Mặt Trăng. Lúc này Trái Đất sẽ che đi ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng, nhưng ánh sáng đỏ cam với bước sóng dài đi qua được bầu khí quyển Trái Đất và chiếu lên Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng chuyển thành màu đỏ cam trên bầu trời.
Để quan sát Nguyệt thực toàn phần, bạn cần đến những nơi có bầu trời hướng đông trống trải và thoáng đãng và nhìn thẳng về đó để quan sát Mặt Trăng dần mọc lên và chuyển thành màu đỏ cam.
Lần nguyệt thực này, Mặt Trăng tiến vào vùng bóng tối của Trái Đất theo hướng từ trên xuống dưới và từ trái qua phải (như trong đồ họa), nên bạn sẽ quan sát thấy Mặt Trăng chuyển màu theo hướng từ dưới lên trên và từ phải qua trái trên bầu trời.
Đồ họa mô phỏng đường đi của Mặt Trăng khi tiến vào vùng bóng tối của Trái Đất. Đồ họa: Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay. |
Hãy bắt đầu quan sát từ 17 giờ 51 phút khi Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng nửa tối của Trái Đất, bề mặt Mặt Trăng sẽ bắt đầu chuyển sang màu đỏ từ 19 giờ 51 phút và được phủ kín một màu đỏ vào lúc 20 giờ 29 phút.
Thời gian cụ thể như sau:
• 17:51. Pha nửa tối bắt đầu
Mặt Trăng tiến vào vùng nửa tối của Trái Đất
• 18:48. Pha một phần bắt đầu
Mặt Trăng bắt đầu tiến vào vùng bóng tối của Trái Đất
• 19:51. Pha toàn phần bắt đầu
Mặt Trăng hoàn toàn nằm bên trong vùng bóng tối Trái Đất
• 20:29. Cực đại nguyệt thực
Bề mặt Mặt Trăng chuyển màu đỏ cam hoàn toàn
• 21:07. Pha toàn phần kết thúc
Mặt Trăng bắt đầu rời khỏi vùng bóng tối của Trái Đất
• 22:11. Pha một phần kết thúc
Mặt Trăng rời hoàn toàn rời khỏi vùng bóng tối Trái Đất
• 23:08. Pha nửa tối kết thúc
Mặt Trăng rời khỏi vùng nửa tối của Trái Đất
Vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng khi xảy ra Nguyệt thực toàn phần. Đồ họa: Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay. |
Ngoài ra, lần Trăng tròn này là lần Trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng dương lịch, nên nó được gọi là Trăng xanh. Trăng xanh không phải là Mặt Trăng chuyển thành màu xanh, nó không phải hiện tượng thiên văn để quan sát. Mời các bạn đọc thêm tại bài viết này.
Trăng tròn lần này cũng là siêu Trăng khi Mặt Trăng đến gần Trái Đất với khoảng cách chỉ 356.565 km (khoảng cách trung bình là 384.400 km). Với khoảng cách này, Mặt Trăng sẽ to lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trung bình mọi khi, nhưng bạn cũng sẽ rất khó khăn để nhận ra khi quan sát.
Ở các thành phố lớn tại Việt Nam có tổ chức quan sát Nguyệt thực toàn phần qua kính thiên văn, mời các bạn xem đầy đủ danh sách các nơi tổ chức để cùng tham gia, tại sự kiện Facebook.
Quang Niên