Tôm hùm và Chân mèo gặp gỡ nhau trong vũ trụ
Đài Quan sát Nam Châu Âu (ESO) vừa công bố một trong những hình ảnh về không gian vũ trụ to lớn nhất từ trước đến nay. Hình ảnh là hai tinh vân đầy bụi khí phát sáng được định danh là NGC 6334 và NGC 6357, với tên gọi dễ nhớ lần lượt là Tinh vân Tôm hùm và Tinh vân Chân mèo.
NGC 6334 nằm cách chúng ta khoảng 5.500 năm ánh sáng, trong khi NGC 6357 nằm cách chúng ta khoảng 8.000 năm ánh sáng. Cả hai đều nằm trong khu vực chòm sao Scorpius (Thiên Hạt, Bò cạp), ở vị trí gần chiếc đuôi của chú bò cạp.
Nhà thiên văn John Herschel người Anh là người đầu tiên quan sát hai thiên thể này trong những đêm liên tiếp vào tháng 6 năm 1837, trong chuyến thám hiểm ba năm của ông đến Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi.
Vào thời điểm đó, năng lực hạn chế của kính thiên văn chỉ cho phép ông quan sát thấy và ghi chép lại về "bàn chân mèo", là nơi sáng nhất trong Tinh vân Chân mèo. Sau đó trải qua nhiều thập niên người ta mới quan sát được rõ ràng hình dạng của nó, rồi đặt cho cái tên Tinh vân Chân mèo (Cat's Paw Nebula) dựa theo hình dạng của nó.
Bàn chân mèo cũng như chiếc càng của Tinh vân Tôm hùm (Lobster Nebula) nằm gần đó có thể dễ dàng quan sát qua những chiếc kính thiên văn hiện đại. Khu vực này là một nơi đầy khí bụi, mà chủ yếu là khí hydro, được phát ra từ những ngôi sao mới được sinh ra.
Với khối lượng vào khoảng 10 lần so với Mặt Trời, những ngôi sao nóng phát ra ánh sáng cực tím với cường độ cao. Khi ánh sáng này gặp các phân tử hydro lang thang trong vườn ươm sao, chúng sẽ ion hóa hydro. Vậy là những đám mây bụi khí trong vũ trụ phát ra ánh sáng từ những phân tử hydro bị ion hóa được gọi là Tinh vân phát xạ.
Nhờ vào sức mạnh của máy ảnh OmegaCAM có độ phân giải 256 megapixel, Kính Khảo sát của Kính Viễn vọng Cực lớn (VLT) cho ra bức ảnh chi tiết về những đám khí bụi phát sáng làm lu mờ cả hai tinh vân. Với kích cỡ 49.511 × 39.136 pixel, đây là một trong những hình ảnh lớn nhất từng được ESO phát hành.
Khi quan sát các thiên thể trong vũ trụ qua các bước sóng khác nhau, ta sẽ nhìn thấy chúng trở thành những hình ảnh khác nhau. Thí dụ khi quan sát qua bước sóng hồng ngoại dài hơn, một phần của NGC 6357 trông giống như một chú chim bồ câu, hay một hộp sọ; điều này khiến nó cũng có tên khác là Tinh vân Chiến tranh và Hòa bình.
Hình ảnh gốc có kích cỡ lên đến 5,4 GB, là quá to lớn và vượt khả năng xử lý so với hầu hết các máy tính cá nhân, nên bạn có thể xem phiên bản thu phóng với chất lượng hình ảnh cao nhưng dễ dàng xử lý của ESO tại đây.
Tải hình ảnh
• Gốc (5,4 GB)
• Chế độ thu phóng
• TIFF 40K (3,2 GB)
• TIFF 25K (1,2 GB)
• TIFF 10K (164,5 MB)
• TIFF 4K (48,3 MB)
• JPEG lớn (977,0 MB)
• JPEG vừa (4,3 MB)
• JPEG nhỏ (443,1 KB)
• 1024x768 (426,9 KB)
• 1280x1024 (652,0 KB)
• 1600x1200 (895,7 KB)
• 1920x1200 (1018,5 KB)
• 2048x1536 (1,3 MB)
NGC 6334 nằm cách chúng ta khoảng 5.500 năm ánh sáng, trong khi NGC 6357 nằm cách chúng ta khoảng 8.000 năm ánh sáng. Cả hai đều nằm trong khu vực chòm sao Scorpius (Thiên Hạt, Bò cạp), ở vị trí gần chiếc đuôi của chú bò cạp.
Tinh vân Tôm hùm (NGC 6334) và Tinh vân Chân mèo (NGC 6357). Hình ảnh: ESO. |
Nhà thiên văn John Herschel người Anh là người đầu tiên quan sát hai thiên thể này trong những đêm liên tiếp vào tháng 6 năm 1837, trong chuyến thám hiểm ba năm của ông đến Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi.
Vào thời điểm đó, năng lực hạn chế của kính thiên văn chỉ cho phép ông quan sát thấy và ghi chép lại về "bàn chân mèo", là nơi sáng nhất trong Tinh vân Chân mèo. Sau đó trải qua nhiều thập niên người ta mới quan sát được rõ ràng hình dạng của nó, rồi đặt cho cái tên Tinh vân Chân mèo (Cat's Paw Nebula) dựa theo hình dạng của nó.
Bàn chân mèo cũng như chiếc càng của Tinh vân Tôm hùm (Lobster Nebula) nằm gần đó có thể dễ dàng quan sát qua những chiếc kính thiên văn hiện đại. Khu vực này là một nơi đầy khí bụi, mà chủ yếu là khí hydro, được phát ra từ những ngôi sao mới được sinh ra.
Với khối lượng vào khoảng 10 lần so với Mặt Trời, những ngôi sao nóng phát ra ánh sáng cực tím với cường độ cao. Khi ánh sáng này gặp các phân tử hydro lang thang trong vườn ươm sao, chúng sẽ ion hóa hydro. Vậy là những đám mây bụi khí trong vũ trụ phát ra ánh sáng từ những phân tử hydro bị ion hóa được gọi là Tinh vân phát xạ.
Nhờ vào sức mạnh của máy ảnh OmegaCAM có độ phân giải 256 megapixel, Kính Khảo sát của Kính Viễn vọng Cực lớn (VLT) cho ra bức ảnh chi tiết về những đám khí bụi phát sáng làm lu mờ cả hai tinh vân. Với kích cỡ 49.511 × 39.136 pixel, đây là một trong những hình ảnh lớn nhất từng được ESO phát hành.
Khi quan sát các thiên thể trong vũ trụ qua các bước sóng khác nhau, ta sẽ nhìn thấy chúng trở thành những hình ảnh khác nhau. Thí dụ khi quan sát qua bước sóng hồng ngoại dài hơn, một phần của NGC 6357 trông giống như một chú chim bồ câu, hay một hộp sọ; điều này khiến nó cũng có tên khác là Tinh vân Chiến tranh và Hòa bình.
Hình ảnh gốc có kích cỡ lên đến 5,4 GB, là quá to lớn và vượt khả năng xử lý so với hầu hết các máy tính cá nhân, nên bạn có thể xem phiên bản thu phóng với chất lượng hình ảnh cao nhưng dễ dàng xử lý của ESO tại đây.
Tải hình ảnh
• Gốc (5,4 GB)
• Chế độ thu phóng
• TIFF 40K (3,2 GB)
• TIFF 25K (1,2 GB)
• TIFF 10K (164,5 MB)
• TIFF 4K (48,3 MB)
• JPEG lớn (977,0 MB)
• JPEG vừa (4,3 MB)
• JPEG nhỏ (443,1 KB)
• 1024x768 (426,9 KB)
• 1280x1024 (652,0 KB)
• 1600x1200 (895,7 KB)
• 1920x1200 (1018,5 KB)
• 2048x1536 (1,3 MB)
Quang Niên
Theo ESO