Header Ads

Trang này đã không còn được cập nhật. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, có nhiều sức khỏe, và giữ mãi ngọn lửa đam mê.

Ngắm nhìn vũ trụ qua màu sắc kỹ thuật số tuyệt đẹp

Chúng ta quan sát vũ trụ trong nhiều bước sóng khác nhau của quang phổ điện từ (bây giờ là phổ sóng hấp dẫn) để xem các thiên thể khác nhau tỏa ra các mức năng lượng khác nhau.

Thí dụ như nhìn thấy vũ trụ trong ánh sáng hồng ngoại có thể giúp chúng ta thấy được những vì sao mới hình thành bên trong các đám mây bụi, trong khi các đài thiên văn tia X có thể thấy được một số hiện tượng đầy năng lượng như những vụ nổ sinh ra bởi các hố đen ngốn các ngôi sao.

Dải Ngân Hà qua màu giả được tùy chỉnh qua máy tính dựa vào kết quả quan sát từ những bước sóng khác nhau. Hình ảnh: Natasha Hurley-Walker (Curtin / ICRAR) and the GLEAM Team.
Dải Ngân Hà qua màu giả được tùy chỉnh qua máy tính dựa vào kết quả quan sát từ những bước sóng khác nhau. Hình ảnh: Natasha Hurley-Walker (Curtin / ICRAR) and the GLEAM Team.

Tuy nhiên, những bước sóng này thường vượt quá quang phổ nhìn thấy được (nghĩa là ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy), các nhà thiên văn sẽ chỉ định màu sắc quen thuộc với những bước sóng khác nhau.

Và như vậy, trong một bức ảnh tuyệt đẹp được tạo ra bởi các dữ liệu từ Array Murchison Widefield (MWA) nằm ở vùng hẻo lánh của Tây Úc, một bức ảnh đầy màu sắc đã được tạo ra, giúp chúng ta thấy được những bước sóng của vũ trụ.

“Mắt người nhìn thấy bằng cách so sánh độ sáng trong ba màu cơ bản khác nhau – đỏ, xanh lục và xanh lam,” Natasha Hurley-Walker, thuộc Đại học Curtin và Trung tâm Quốc tế Đài Thiên văn học nghiên cứu (ICRAR) cho biết trong một tuyên bố, “GLEAM làm tốt hơn, nhìn bầu trời với 20 màu cơ bản. Đó thực sự tốt hơn nhiều so với mắt người chúng ta có thể xử lý, và nó thậm chí còn tốt nhất trong thế giới động vật, các loài tôm, bọ ngựa chỉ có thể nhìn thấy 12 màu cơ bản khác nhau.”

Dải Ngân Hà qua màu giả được tùy chỉnh qua máy tính dựa vào kết quả quan sát từ những bước sóng khác nhau. Hình ảnh: Natasha Hurley-Walker (Curtin / ICRAR) and the GLEAM Team.
Dải Ngân Hà qua màu giả được tùy chỉnh qua máy tính dựa vào kết quả quan sát từ những bước sóng khác nhau. Hình ảnh: Natasha Hurley-Walker (Curtin / ICRAR) and the GLEAM Team.

Trạm khảo sát GLEAM đã xếp vào danh mục 300.000 thiên hà quan sát thấy ở tần số từ 70 đến 230 MHz, và sau khi gán một màu sắc cho các dải tần số, một hình ảnh đã xuất hiện.

Đi qua trung tâm của hình ảnh là dải Ngân Hà, thiên hà của chúng ta. Các bước sóng phát ra từ Ngân Hà của chúng ta là sóng vô tuyến tần số thấp có màu đỏ, với sóng vô tuyến tần số tầm trung là màu xanh lục, với sóng vô tuyến tần số cao là màu xanh lam. Một số sóng vô tuyến phát ra đã đi hàng tỷ năm ánh sáng từ những kỷ nguyên đầu của vũ trụ, trong khi lượng sóng vô tuyến từ thiên hà của chúng ta được sản xuất ngay ở cửa nhà vũ trụ của chúng ta , nhưng tất cả đều có một câu chuyện để kể.

“Nhóm chúng tôi đang sử dụng khảo sát này để tìm hiểu những gì sẽ xảy ra khi các cụm thiên hà va chạm,” Hurley-Walker nói. “Chúng tôi cũng có thể nhìn thấy những tàn tích của vụ nổ từ những ngôi sao cổ nhất trong thiên hà của chúng ta, và tìm thấy những dấu hiệu đầu tiên và cuối cùng của các hố đen siêu lớn.”

Dự án MWA trị giá 50 triệu USD là tiền thân của dự án Australia Square Kilometer Array (SKA) được gọi là SKA-low sẽ tập trung vào quang phổ tần số thấp khi nó hoạt động và làm việc cùng với một địa điểm liên quan ở Nam Phi.

“Đó là một thành tích đáng kể cho kính thiên văn MWA và nhóm các nhà nghiên cứu đã làm việc ở trung tâm khảo sát GLEAM,” giám đốc MWA Randall Wayth nói. “Các cuộc khảo sát cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua của vũ trụ mà SKA-low sẽ thăm dò một khi nó xây dựng xong. Bằng cách lập bản đồ bầu trời bằng cách này, chúng ta có thể giúp tùy chỉnh các thiết kế cho SKA và chuẩn bị cho những quan sát sâu hơn vào vũ trụ xa xôi.”

Bây giờ, chúng ta chờ đợi một cái nhìn sâu hơn vào sóng vô tuyến trong vũ trụ của mình, đây là bức ảnh về vũ trụ nếu chúng ta có thể "nhìn thấy" sóng radio – nó sẽ là một cầu vồng của vũ trụ.

Anh Thư
Theo Space